8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa học
giáo và CBQL giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể. [29]
1.3.4. Sự phối hợp giữacác lực lượng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa học đường đường
1.3.4.1. Nhiệm vụ, nội dung phối hợp giữa gia đình học sinhvà nhà trường
Gia đình học sinh, tiêu biểu là các bậc phụ huynh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc tổ chúc hoạt động giáo dục con em. Mặt khác, nhà truờng phải
xác định để các bậc cha mẹ hiểu rõ nhiệm vụ của họ, tránh tư tương khoán trắng cho nhà trường, hoặc tự đềra những yêu cầu phi giáo dục, đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường quy định. Cụ thể những nhiệm vụ, nội dung phụ huynh cần
phốihợp với nhà trường trong giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS là:
- Chủ động liên hệ với nhà trường, GVCN đểnắm vững mục tiêu, nội dung giáo dụcnếp sống VHHĐ của con em mình.
- Tham gia cùng với nhà trường tổ chúc các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, hoạt động ngoại khoá nếu các bậc cha mẹ có điểu kiện, khả năng.
- Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của GVCN triệu tập hoặc nhà trườngyêu cầu.
- Tham gia đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ của HS ở nhà trường, lớp học.
Việc phối hợp giữa gia đình với nhà trườngtrong giáo dục nếp sống VHHĐ đạt hiệu quả khi:
- Các bậc PH có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong
giáo dục con em, không bao che những thiếu sót của con em ở nhà. - Thống nhất với nhà trường vềmục tiêu, phương pháp giáo dục.
- Hằng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắtnhững biến đổi ở con em.
1.3.4.2. Nhiệm vụ, nội dung phối hợp giữa nhà trườngvà các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường
Nhà trường cần nhận thức rõ vai trò và vị trí của các LLGD trong và ngoài nhà
trường để thực hiện tốt sự phối hợp giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS với cácnhiệm vụ và nội dung sau:
- Trao đổi với những đại diện của các đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Liên đội, Chi đoàn…) và ngoài nhà trường (Đảng uỷ, UBND, Đoàn thanh niên, Hội
khuyến học, Hội cựu chiến binh, Công an...) để xác định mục tiêu và kế hoạch giáo
dục nếp sống VHHĐ cho HS.
- Nhà trường cần chủ động và giữ vai trò chủđạo cùng các LLGD chỉ đạo hoạt động của học sinh.
- Điều chỉnh và phốihợp các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được nhìn nhận từ hai mặt: lợi ích của
nhà trường và lợi ích của cộng đồng. Tổ chức HS tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng như: các hoạt động văn hoá - xã hội, từthiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường; giáo dục văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá tốt đẹp của địa phương, truyền thống lao động, nghề truyền thống...
- Phốihợp với các cộng đồngđể nắm tình hình HS, không ai nắm chắc tình hình
đạo đức, lối sống và các hoạt động thường nhật của HS như các thành viên cửa cộng đồng nơi ở. Nhữngthông tin này sẽ giúp giáo viên đánh giá đúng HS của mình...
- Phối hợp việc động viên và khuyến khích HS. Dư luận của cộng đồng có tác
động rất lớn đến HS, giúp cho các em tự điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu. Nhà
trường cũng có thể bàn bạc với các LLGD để trợ giúp những học sinh khó khăn hoặc thể hiện sự ưu đãi, khích lệ đối với những HS giỏi, HS năng khiếu, có nhiều thành tích, tiến bộ.
Như vậy, nhà trường, gia đình và và các LLGD có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó trách nhiệm trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống VHHĐ. Nhà trường có trách nhiệm giữ vai trò chủ đạo phối hợp với gia đình và các LLGD. Gia đình và các LLGD là những chủ thể trong công tác phối hợp với nhà trường giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, thống nhất với nhà trường về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, chủ động thực hiện các nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp do nhà trường yêu cầu. Gia đình, các LLGD chủ động đề xuất với nhà trường các nội dung, kế hoạch phối hợp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục nếp sống văn hoá cho con em mình ở cộng đồng và gia đình.