Thực trạng về sự phối hợp giữ các lực lượng tham gia giáo dục nếp sống

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.5. Thực trạng về sự phối hợp giữ các lực lượng tham gia giáo dục nếp sống

sống văn hóa học đường

Bất kỳhoạt động giáo dục nào cũng cần có các LLGD và sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng là hết sức cần thiết. Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng về sự phối hợp giữa các LLGD trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho học sinh ở các trường, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 26 CBQL, 26 GV và 130 PHHS.

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo nếp

sống văn hóa học đường cho học sinh.

TT Sự phối hợp giữa các LLGD

Sốlượt ý kiến đánh giá về mức độ

phối hợp (ứng đối mỗi mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X ) 1 Giữa nhà trường và các đoàn

thểtrong nhà trường 10 62 110 2,54 1

2 Giữa gia đình học sinh và

nhà trường 42 99 41 1,99 2

3

Giữa nhà trường với các ban

ngành, đoàn thể ngoài nhà

trường

64 66 52 1,93 3

(1,0≤ X <2,0:ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thườngxcuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Hiện nay, LLGD nếp sống VHHĐ cho HS ở các nhà trường đã có sự phối hợp. Tuy nhiên, phần lớn các lực lượng ngoài nhà trường chỉ tham gia ở mức vừa phải,

chưa có sự chủ động, tích cực trong việc phối hợp với nhà trường nên hiệu quả còn nhiều hạn chế. Cụ thể, mức độ phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể ngoài nhà

trường với nhà trường chỉđược đánh giá ở mức ít thường xuyên, ĐTB chỉđạt 1,93.

Trong khi đó, mức độ phối hợp thường xuyên nhất trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ tại các trường chủ yếu đến từ các lực lượng trong nhà trường. Cụ thể ĐTB là 2,54, được đánh giá ở mức rất thường xuyên.

Nguyên nhân chủ yếu là do các ban ngành, đoàn thể ở địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, sự hoạt động của các ban ngành, đoàn thể ở các xã miền núi hoạt động chưa

hiệu quả do một phần hạn chế vềnăng lực của cán bộ phụ trách.

Do nhận thức và sựkhó khăn trong cuộc sống nên phần lớn gia đình học sinh đã

giao khoán hẳn việc giáo dục con em cho nhà trường, nhiều học sinh cha mẹđi làm ăn

xa, có em cha mẹ ly hôn phải ở với ông bà hoặc cô dì, chú bác… nên sự quan tâm, phối hợp của gia đình với nhà trường chưa được thường xuyên.

Sự phối hợp giáo dục giữa các lực lượng của các trường hầu hết chưa thật sự đồng bộ, cơ chế phối hợp chưa được quy định rõ ràng; bên cạnh đó năng lực của các lực lượng ngoài nhà trường vẫn còn hạn chế, nhận thức của PHHS chưa cao nên hiệu quả phối hợp trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS là chưa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)