8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1.1. Địa giới hành chính
Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km về phía
Tây Nam; có chung đường biên giới với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định) và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi; là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải
miền Trung với Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Ba Tơ - quê hương có nhiều dấu ấn được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945); nơi ra đời Đội Du kích Ba Tơ (01 trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng); nơi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là vùng An toàn khu (ATK) của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; là 01 trong 02 huyện ở miền Nam được giải phóng sớm nhất trong thời ký kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1972); được Chủ tịch nước phong tặng 02 lần danh hiệu anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới).
Toàn huyện có 20 xã, thị trấn (trong đó, có 08 xã, thị trấn thuộc khu vực II, với
20 thôn, tổ dân phố thuộc vùng đặt biệt khó khăn và 12 xã thuộc khu vực III); tổng diện tích tự nhiên 113.669,52 ha chiếm 22,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Dân số toàn huyện có đến 31/12/2014 là 55.662 người (trong đó: Dân tộc Hre:
46.492 người, chiếm 83,53 %; dân tộc Kinh: 9.072 người, chiếm 16,29 %; dân tộc khác 98 người, chiếm 0,18%).
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Ba Tơ có đặc điểm chung của vùng miền núi ở phía Tây và Tây
Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 300 m – 1.800 m so với mặt nước biển. Có nhiều núi hiểm trở, mật độ sông suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh, phần lớn địa hình là rừng núi ít bằng phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên, do mật độ sông suối cao nên đã hình thành những triền đất ven sông có địa hình tương đối bằng phẳng.
Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 180C.
Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp.
Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện nhà.[16]
2.2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2018 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội; có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn 2016 – 2020. Do
tập trung chỉ đạo, điều hành các ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác; giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị, địa phương và quyết định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế
- xã hội năm 2018. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm huyện Ba Tơ đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được đảm bảo.
Tổng giá trị sản xuất đạt 569 tỷ đồng, đạt hơn 47% kế hoạch, trong đó: Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt hơn 360 tỷ đồng, đạt hơn 48%, Công nghiệp – xây dựng đạt hơn 140 tỷ đồng, đạt hơn 42%, Thương mại - Dịch vụ đạt 95 tỷ đồng đạt 52%. Thu ngân sách trên địa bàn huyện được 12,500 triệu đồng, đạt 41% dự toán tỉnh và dự toán HĐND huyện giao, chi ngân sách thực hiện hơn 208 tỷ đồng, đạt 54% dự toán tỉnh giao, trong đó chi thường xuyên hơn 127 tỷ đồng, đạt hơn 39% kế hoạch.
Các loại cây hoa màu trong vụ phát triển tốt, tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông - Xuân đạt hơn 16.500 tấn, đạt 54,46% so với kế hoạch, tăng 862 tấn so với vụ Đông – Xuân 2016 – 2017.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng thực hiện, tổng diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 1.456 ha, diện tích khai thác rừng trồng sản xuất ước đạt 1.373 ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 123.642m3, độ che phủ rừng đạt trên 70%.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ổn định, công tác quản lý thị trường được chú trọng; hoạt động giao thông vận tải được quan tâm thực hiện; hầu hết các tuyến đường từ Trung tâm huyện về Trung tâm cụm xã được khắc phục, sửa chữa, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho người dân.
Tài nguyên, môi trường được tăng cường quản lý về đất đai, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.
Về giáo dục và đào tạo, 100% các trường học trên địa bàn huyện đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2017 – 2018; công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân luôn được chú trọng, tích cực chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, bệnh tiêu chảy tại một số thôn trên địa huyện, đến nay đã điều trị ổn định không có phát sinh. Hoạt động văn hóa – thể thao
trên địa bàn huyện diễn ra sôi nổi. Các chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng mục tiêu kế hoạch đề ra, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.
Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ tại các địa phương, trong năm đã giảm 1.108 hộ nghèo nhưng tái nghèo 99 hộ và phát sinh mới 326 nên tổng số hộ nghèo trong năm chỉ giảm 683 hộ, đạt 73% kế hoạch, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn 28,17%, giảm 4,7% so với năm 2013 (Nghị quyết đề ra giảm từ 5-6%); hộ cận nghèo còn 2.096 hộ, tỷ lệ 13,66%. [16]