8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa học đường
đường
Để đánh giá về thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống VHHĐ cho
HS ở các nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 26 CBQL, 26 GV và 260 PHHS. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của mục tiêu giáo dục nếp sống
văn hóa học đường cho học sinh.
TT Các mục tiêu
Sốlượt ý kiến đánh giá về mức
độ cần thiết (ứng đối mỗi mức
điểm) Thứ bậc
1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB(X )
1
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thật sự, tránh chạy theo thành tích
75 126 111 2,12 4
2
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục HS trở thành người công dân tốt, có phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu của xã hội
67 116 129 2,19 3
3
HS có văn hóa ứng xử phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của nhà
trường, góp phần xây dựng văn hóa nhà trường
13 117 182 2,54 1
4
HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương
15 116 181 2,53 2
(1,0≤ X <2,0: ít cần thiết; 2,0≤ X <2,5: cần thiết; 2,5≤ X ≤3,0: rất cần thiết)
Qua bảng trên, cho thấy mục tiêu giáo dục nếp sống VHHĐ cho học sinh đều
được các LLGD và HS đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, từng mục tiêu có mức
độđánh giá cụ thểnhư sau:
- Những mục tiêu được đánh giá ở mức rất cần thiết có điểm trung bình lần lượt là: HS có văn hóa ứng xử phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, góp phần xây dựng văn hóa nhà trường: 2,54; HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương: 2,53.
- Những mục tiêu được đánh giá ở mức cần thiết có điểm trung bình lần lượt là:
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục HS trở thành người công dân tốt, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội: 2,19; Góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục thật sự, tránh chạy theo thành tích: 2,12.
Với kết quả khảo sát trên cho thấy, hiện nay các trường THCS ở huyện Ba Tơ rất quan tâm giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống văn hoá nhưng lại chưa có sự quan tâm nhiều đến việc giáo dục định hướng hướng phát triển năng lực trí tuệ, năng lực lao
động và hướng nghiệp. Do đó, mục tiêu giáo dục vẫn còn tồn tại một khoảng cách nhất
định so với mục tiêu giáo dục những giá trị nói chung và giá trị văn hoá nói riêng của thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bởi vì Ba Tơ là huyện miền núi, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư đa phần là người dân tộc thiểu số (dân tộc Hrê), hoạt động kinh tế chủ yếu gắn với nông nghiệp, nương rẫy nên điều kiện học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, dân trí còn thấp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường lớp chưa đảm bảo do đó các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đẩy mạnh dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho HS.