Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường

đường

Đểđánh giá về thực trạng thực hiện nội dung giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS

của các nhà trường, tác giả cũng tiến hành khảo sát 26 CBQL, 26 GV và 260 PHHS. Kết quảthu được như bảng sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết thực hiện nội dung giáo dục nếp sống

văn hóa học đường cho học sinh.

TT Các nội dung

Số lượt ý kiến đánh giá về mức độ

cần thiết thực hiện (ứng đối mỗi

mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X ) 1 Giáo dục cho HS cách giao

tiếp ứng xửcó văn hoá 14 113 185 2,54 1

2

Giáo dục cho HS tinh thần trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ

và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà

trường, bảo vệ cảnh quan

môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông và trật tự xã hội,...

19 125 168 2,47 4

3 Giáo dục cho HS có ý thức

và thái độ học tập tích cực 26 110 176 2,48 3

TT Các nội dung

Số lượt ý kiến đánh giá về mức độ

cần thiết thực hiện (ứng đối mỗi

mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X ) tham gia các hoạt động

phong trào của nhà trường,

các phong trào thi đua, các

hoạt động đoàn thể, các hoạt

động chính trị - xã hội,...

(1,0≤ X <2,0: ít cần thiết; 2,0≤ X <2,5: cần thiết; 2,5≤ X ≤3,0: rất cần thiết)

Kết quả khảo sát cho thấy các LLGD và các em HS đều đánh giá cao mức độ cần thiết đối với các nội dung giáo dục.

- Những nội dung được đánh giá ở mức rt cn thiết có điểm trung bình lần lượt là: Giáo dục cho HS cách giao tiếp ứng xửcó văn hoá: 2,54; Giáo dục cho HS tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, các phong trào thi đua, các hoạt

động đoàn thể, các hoạt động chính trị - xã hội: 2,52.

Sở dĩ các trường có sự quan tâm ngày càng nhiều đến những nội dung trên là vì

đầu năm học các trường đều xây dựng và tổ chức cho HS nội quy nhà trường, học tập

năm điều Bác Hồ dạy. Bên cạnh đó, việc cũng luôn chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua nhằm tạo ra các sân chơi bổích cho HS, trước hết nhằm bổ trợ kiến thức cho các môn học, sau đó là nhằm thu hút học sinh đến trường một

cách đầy đủhơn, ngăn ngừa tình trạng HS đi học giã gạo, bỏ học giữa chừng...

- Những nội dung được đánh giá ở mức cn thiết có điểm trung bình lần lượt là:

Giáo dục cho HS có ý thức và thái độ học tập tích cực: 2,48; Giáo dục cho HS tinh thần trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của

nhà trường, bảo vệ cảnh quan môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông và trật tự xã hội: 2,47.

Các nội dung giáo dục trên chưa được thực hiện tốt bởi vì hầu hết HS các trường THCS của huyện Ba Tơ là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nhìn chung ý thức của các em về học tập cũng như bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật…là chưa cao. Hơn nữa, gia đình các em cũng chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục con em mình.

2.3.4. Thực trạng hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học đường

2.3.4.1. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục nếp sống văn hoá học đường

Hình thức tổ chức giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS hiện nay ở các trường khá đa dạng, tác giả khảo sát thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục nếp sống VHHĐ

cho HS đối với 26 CBQL và 26 GV. Kết quả như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về mức độthường xuyên sử dụng hình thức giáo dục nếp

sống văn hóa học đường cho học sinh.

TT Các hình thức

Số lượt ý kiến đánh giá về mức

độthường xuyên sử dụng (ứng

đối mỗi mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X)

1 Qua các phong trào thi đua 27 14 11 1,69 5

2 Qua các hoạt động xã hội, các hoạt động giáo dục NGLL 3 24 25 2,42 1 3 Lồng ghép qua các môn học 5 27 20 2,28 2 4

Thông qua nói chuyện truyền thống nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn

22 17 13 1,82 4

5

Tổ chức cho HS đi tham

quan học tập, trải nghiệm thực tế

25 19 8 1,67 6

6 Thông qua kiểm tra, đánh giá

nề nếp của HS 12 24 16 2,07 3

(1,0≤ X <2,0: ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thường xuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy các hình thức giáo dục nếp sống VHHĐ

cho HS được các nhà trường THCS quan tâm. Tuy vậy, các trường không quá coi trọng đối với một hình thức thức cụ thểnào điều đó thể hiện qua mức độthường xuyên sử dụng đối với các hình thức chỉ nằm từ mức thường xuyênít thường xuyên, không có hình thức nào được sử dụng ở mức rất thường xuyên.

Hầu hết các trường giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS vẫn chủ yếu thông qua hoạt động xã hội, các hoạt động giáo dục NGLL; lồng ghép qua các môn học (với mức

ĐTB lần lượt là 2,42 và 2,28)

Trong khi đó, hình thức giáo dục thông qua việc tổ chức cho HS đi tham quan

học tập, trải nghiệm thực tế chưa được thực hiện nhiều (ĐTB là 1,67) vì đây là hình

thức khó thực hiện đối với các trường miền núi với điều kiện kinh phí nhà trường hạn hẹp và hoàn cảnh gia đình học sinh còn nhiều khó khăn.

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của học sinh được đánh

giá khá tốt (ĐTB 2,07). Bởi vì, đây là cơ sở để đánh giá đúng về nề nếp, về việc thự

trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.

Thực tế cho thấy, ở các trường THCS hiện nay các hình thức giáo dục nếp sống

VHHĐ cho học sinh còn khá nghèo nàn, chưa hấp dẫn, thu hút học sinh, nặng tính hình thức, ít linh hoạt, chưa đan xen lồng ghép với nhau và chưa được thực hiện

thường xuyên nhất là các hình thức mang tính thực tiễn, trải nghiệm nên hiệu quảđạt

được là chưa cao.

2.3.4.2. Thực trạng phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hoá học đường

Phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS được các nhà trường thực hiện đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Qua khảo sát thực trạng đối với 26 CBQL và 26 GV, tác giả thu được kết qủanhư sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về mức độthường xuyên sử dụng phương pháp giáo dục

nếp sống văn hóa học đường cho học sinh.

TT Các phương pháp

Sốlượt ý kiến đánh giá về mức độ thường xuyên sử dụng (ứng đối mỗi

mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X )

1 Phương pháp đàm thoại 3 24 25 2,42 1

2 Phương pháp nêu gương 5 27 20 2,28 2

3 Phương pháp đóng vai 27 14 11 1,69 4

4 Phương pháp trò chơi 22 17 13 1,82 3

5 Phương pháp dự án 25 19 8 1,67 5

(1,0≤ X <2,0: ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thường xuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Qua bảng 2.12, ta thấy:

Trong các phương pháp, thì “Phương pháp đàm thoại” được các nhà trường sử dụng thường xuyên nhất, được đánh giá ở mức thường xuyên (ĐTB là 2,42). Đây là phương pháp truyền thống, dễ sử dụng, ít tốn thời gian nên hầu hết GV khi giáo dục học sinh đều sử dụng nhiều.

Xếp thứ 2 là “Phương pháp nêu gương”, đây cũng là phương pháp dễ sử dụng mà hiệu quả giáo dục lại khá cao. Trong thực tế, việc nêu gương luôn được các GV quan tâm bởi lẽ mỗi thầy giáo, cô giáo luôn có ý thức thực hiện phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” do ngành phát động. Hơn nữa, bên cạnh những vĩ nhân thì trong cuộc sống hằng ngày luôn có những HS, những

công dân mẫu mực về học tập, lao động, sáng tạo cũng như có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh. Đó chính là những tấm gương sáng để HS học tập, noi theo.

Các phương pháp còn lại như: Phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án ít được sử dụng hơn, vì đây là những phương pháp đòi hỏi cần

phải có sự đầu tư về mặt thời gian, về sự chuẩn bị,… Hơn nữa, HS các trường THCS của huyện Ba Tơ hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số, tính tình còn khá nhút

nhát, trình độ nhận thức còn hạn chế nên việc thực hiện các phương pháp này là khá khó khăn đối với GV khi giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.

Có thể nói, những năm gần đây việc giáo dục nếp sống văn hoá học đường thực tế đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các trường lại chưa có được những phương pháp cụ thể mang tính hiệu quả cao. Hầu hết các trường chú trọng quá nhiều đến việc dạy kiến thức bộ môn nhiều hơn nên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS. Vì vậy, ít khi thầy cô giáo quan tâm đến việc các em nghĩ gì, thích gì, quan hệ bạn bè ra sao, quan niệm sống, quan niệm về tình bạn, tình yêu, danh dự, nhân phẩm, cái đẹp cái xấu như thế nào, tại sao các em lại vi phạm pháp luật….

Khi thầy cô chưa quan tâm đến các vấn đề đó dĩ nhiên việc sử dụng các phương pháp giáo dục nếp sống VHHĐ cho học sinh sẽ ít được sử dụng, hoặc sử dụng chưa đa dạng các hình thức.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)