Thực trạng về điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa học đường

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.6. Thực trạng về điều kiện giáo dục nếp sống văn hóa học đường

2.3.6.1. Thực trạng thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh

Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có 13 trường THCS và 6 trường TH&THCS. Trong đó, ngoài trường THCS thị trấn Ba Tơ, trường THCS Ba Động, trường THCS Ba Vì có nhiều học sinh là người Kinh, còn lại các trường khác học sinh người đồng bào dân tộc H’rê chiếm trên 90%. Nhìn chung, cơ bảncác trườngthực hiện nghiêm túc các chính sách đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu sốtheo quy định của Nhà nước, như: Miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho HS nghèo và cận nghèo (số HS THCS toàn huyện được hưởnglà 1413 trên tổng số 3141 em, chiếm khoảng 45% ); hỗ trợ gạo và tiền cho HS diện bán trú(số HS THCS toàn huyện được hưởng là 1789 trên tổng số 3141 em, chiếm tỉ lệ khoảng 56%; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho HS con dân tộc thiểu số (số HS THCS toàn huyện được hưởng là 2607 em trên tổng số 3141 em, chiếm tỉ lệ khoảng 83% [3].

2.3.6.2. Thực trạng cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường

Công tác đầu tư xây dựng được thực hiện theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá nhằm từng bước đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị dạy học; một số trường đã đủ điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày, cảnh quan trường lớp từng bước được khang trang, sạch đẹp; đồng thời góp phần huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục trong các trường từng bước được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học có xu

hướng giảm dần.

Tuy vậy, ngoài ba trường (trường THCS thị trấn Ba Tơ, trường THCS Ba Động, trường THCS Ba Vì ) là trường đạt chuẩn Quốc gia nên được đầu tư cơ sở vật chất,

trang thiết bị tương đối đầy đủ và đáp ứng khá tốt nhu cầu đổi mới giáo dục thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường còn lại chưa đồng bộ, một số trường lớp học đã xuống cấp, quy mô trường, lớp học không đạt chuẩn.

Hiện nay, hầu hết các trường còn thiếu phòng chức năng; thiếu các phòng phục

vụ học tập bộ môn; các phòng thực hành – thí nghiệm; thiếu diện tích sân chơi hoặc sân chơi chưa được đầu tư; một số trường thiếu nước sinh hoạt; nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn hoặc chưa có nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh trang thiết bị dạy học hầu hết các cấp họcđều thiếu hoặc chưa đạt chuẩn (xem bảng 2.7, tr 33)

Công tác bảo quản trang thiết bị dạy học tại một số trường học còn hạn chế (vì

thiếu phòng thiết bị, phòng thư viện…); cây cảnh, cây bóng mát sân trường bị thanh niên bên ngoài vào bẻ phá. Việc bố trí phòng làm việc cho Ban giám hiệu, các phòng Đội, ytế,… thiếu khoa học, không phù hợp mỹ quan sư phạm (các trường như: THCS Ba Tiêu, THCS Ba Lế, THCS Ba Trang, THCS Ba Khâm, … chưa có các phòng chức năng, các phòng thực hành – thí nghiệm cũng như các loại phòng khác). Bên cạnh đó, một sốtrường còn sử dụng gầm cầu thang để làm kho chứa các vật dụng khác.

Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi (thuộc 64 huyện nghèo của cả nước), ngân sách còn hạn chế nên việc đầu tưcải tạo cảnh quan môi trường cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất cho các trường hiện còn nhiều khó khăn và chậm. Tuy những năm gần đây công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng song đời sống nhân

dân còn nhiều khó khăn cộng với số lượng trường học lớn (cả huyện tổng cộng có 53 trường bao gồm cấp mầm non, tiểu học, THCS và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên

– hướng nghiệp và dạy nghề) nên cũng không thể đầu tư được nhiều cho các trường.

Với thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như cảnh quan môi trường sư phạm như trên thì rất khó đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)