Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.7. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hóa

nay.

2.3.7. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hóa học đường học đường

Kiểm tra, đánh giá là việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳhoạt động giáo dục nào, với hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS cũng vậy. Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đối với 26 CBQL và 26 GV về thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống VHHĐ ở các trường, kết quả như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về mức độthường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh.

TT Các hình thức kiểm tra,

đánh giá

Sốlượt ý kiến đánh giá về mức độ

thường xuyên (ứng đối mỗi mức điểm) Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X )

1

Có công cụ đánh giá thích

hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và

HS điều chỉnh kịp thời việc giáo dục nếp sống văn hóa

học đường

5 20 27 2,42 1

2

Dựa vào chương trình, nội dung giáo dục nếp sống văn

hóa học đường được xây dựng

trong nhà trường

10 17 25 2,28 2

3

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳvà đánh giá quá trình; giữa

đánh giá của GV và tự đánh

giá của HS, giữa đánh giá của

nhà trường và đánh giá của

gia đình, cộng đồng

15 27 10 1,90 3

4

Kết hợp các hình thức đánh

giá nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế

của mỗi hình thức; Tổ chức rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra

24 17 11 1,75 4

(1,0≤ X <2,0: ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thường xuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Từ kết quả bảng trên cho thấy, việc kiểm tra đánh giá đã được thực hiện tương đối tốt, tương đối đều trên tất cả các hoạt động. Điều này chứng tỏ nhà trường có sự

chú trọng đến việc đề ra và triển khai các hình thức kiểm tra, đánh giá trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.

Được đánh giá cao và thường xuyên nhất là “Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và

HS điều chỉnh kịp thời việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường” (ĐTB là 2,42). Việc này đã được triển khai ngay từđầu năm học, được các đoàn thể xây dựng và triển

khai xuyên suốt, từ đó có căn cứ để theo dõi và đánh giá theo từng học kỳ và cảnăm

học.

Tiếp theo là “Dựa vào chương trình, nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học

đường được xây dựng trong nhà trường.” (ĐTB là 2,28). Vì đây là chính là nội dung của hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, do đó khi tiến hành kiểm tra, đánh

giá cần phải đúng nôi dung giáo dục đã đề ra.

“Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá quá trình;

giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh

giá của gia đình, cộng đồng” (ĐTB là 1,98). Tuy nhiên, mức độ thường xuyên chưa

nhiều, bởi lẽ quá trình phối hợp giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình,

cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức.

“Kết hợp các hình thức đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi hình thức; Tổ chức rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra” ít được thực hiện nhất với ĐTB là 1,75. Có thể nói, đây là việc làm cần thiết và quan trọng nhưng

các trường hầu hết ít thực hiện, bởi việc phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá thường tốn thời gian và thực hiện khá khó khăn.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)