Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Quá trình giáo dục bao gồm nhiều thành tố cơ bản như: mục đích, nội dung,

phương pháp và biện pháp, phương tiện, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả

giáo dục. Các thành tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và

ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, để có thể tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa phù hợp với lứa tuổi HS trong các nhà trường THCS hiện nay tôi bám sát theo theo Mục tiêu giáo dục của nền giáo dục Việt Nam đã ghi trong Điều 27, Luật giáo dục 2005, trong đó mục tiêu của giáo dục phổ thông là:

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây

dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào

cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản

để HS tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả

của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban

đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn

hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [19]

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Sự quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, tổ hành chính, giáo viên chủ nhiệm Công

đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh… Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải luôn có tính thống nhấttoàn diệntrong mọi hoạt động.

Tính toàn diện của quá trình quản lý hoạt độnggiáo dụcnếp sống VHHĐ cho HS

bằng cách phối hợp chặt chẽ hoạt động quản lý của các chủ thể bên trong nhà trường

đình, các ban ngành, đoàn thể địa phương…) theo một kế hoạch, chương trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và phương tiện giáo dục, phát huy những mặt mạnh của chủ thể giáo dục. Nhà trường tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trường để quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS. Phối hợp thực hiện tốt các kế hoạch chăm sóc, giáo dục HS của tập thể sư phạm, của Ban đại diện cha mẹ HS, của các ban ngành, đoàn thể xã hội… Tổ chức tiến hành phổ biến

nội dung, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ đến cha mẹ HS,

cán bộ và nhân dân địa phương. Theo dõi tiến trình quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ, đánh giá kết quả rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động

giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)