8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
nhà trường tham gia hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh
trung học cơ sở
3.2.5.1. Mục đích
Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS
nói riêng, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết. Cụ thể, trong quản lí hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ, Hiệu trưởng cần quản lý tốt hai sự phối hợp sau:
- Một là, quản lý sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường, đó là mỗi quan hệ
giữa CBQL với các GV, giữa GV với GV, giữ GV với các đoàn thểtrong nhà trường.
nhất là là các ban ngành, đoàn thểởđịa phương).
Quản lý tốt sự phối hợp trên sẽ tạo ra được một LLGD to lớn tham gia vào sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS nói riêng. Thông qua sự phối hợp này hiệu quả công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS THCS sẽ được nâng cao, đồng thời góp phần củng cố, bổ sung về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí (xã hội hoá giáo dục) đảm bảo cho hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS diễn ra một cách thuân lợi.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng quản lý sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS
+ Tổ chức quán triệt sâu rộng đến toàn thể GV, NV, các đoàn thểnhà trường và HS về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung và phương pháp của công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.
+ Chỉ đạo GVBM, GVCN, Tổ chuyên môn và các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, trong quá trình xây dựng kế hoạch các bên cần có sự liên hệ, liên kết với nhau nhằm đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, nội
dung cũng như các cách thức thực hiện.
+ Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường.
+ Chỉđạo GVBN, GVCN và các đoàn thể cùng nhau phối hợp thực hiện tốt công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS
+ Phối hợp với Công đoàn nhà trường tổ chức phát động các đợt thi đua trong năm học nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ diễn ra sôi nổi và hiệu quả.
+ Chi đoàn và Liên Đội phối hợp triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt
động xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức các cuộc thi, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt câu lạc bộ,… nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS, từ đó
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS của nhà trường.
- Hiệu trưởng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS và các lực
lượng xã hội khác trong công tác giáo nếp sống VHHĐ cho HS
Những năm qua, để tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư
nhiều hơn vào giáo dục và đào tạo, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập chủđộng trong việc huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm chi cho ngân sách nhà nước đồng thời giúp cho HS nghèo, HS vùng dân tộc thiểu số có cơ hội và điều kiện học tập tốt, Chính phủ và Bộ GD&ĐTđã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác xã hội hoá giáo dục; công tác phối hợp giáo dục trong các trường học. [20]
nếp sống VHHĐ cho HS, mà cần có phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các lực lượng xã hội. Do vậy, nhà trường cần chủ động phối hợp, liên kết với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức chính quyền địa phương để bàn bạc, thống nhất xây dựng nội dung và
phương pháp giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS phù hợp với tâm sinh lý của HS cũng như phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Phối hợp các lực lượng xã hội địa phương nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, biến quá trình giáo dục học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân. Đây là việc thực hiện “Cộng
đồng hóa trách nhiệm” đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi trong việc quản lí hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS. Trong quá trình phối hợp, mỗi lực lượng cần xác
định rõ nhiệm vụ của mình, cụ thể:
* Nhiệm vụ của nhà trường:
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong việc giáo dục nếp sống VHHD cho HS.
+ Xây dựng nhà trường đảm bảo an ninh, trật tự, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương tích, thiên tai, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phấm.
+ Phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai công tác phổ cập giáo dục, huy động trẻ em đến trường, hạn chế lưu ban, bỏ học, chủ động cùng chính quyền và gia đình tạo điều kiện cho trẻ được hưởng quyền học tập theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn hóa,
phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí tại địa phương.
+ Định kỳ báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị, trên cơ sở đó có những kiến nghị, đề xuất, tranh thủ sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương.
+ Phối hợp cùng ban đại diện cha mẹ học sinh huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho nhà trường theo quy định của pháp luật hiện hànhnhằm tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
* Nhiệm vụ của gia đình:
- Thường xuyên chủ động bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình học tập ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình cho nhà trường, thông qua giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm bằng các kênh khác nhau như: qua các buổi họp cha mẹ học sinh, quađiện thoại, sổ liên lạc, gặp gỡ trực tiếp, các dịp gặp gỡ khác với nhà trường theo yêu cầu của nhà trường...
- Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em tham gia các hoạt động cộng đồng. Các gia đình trong địa bàn dân cư chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con em thông qua mối liên hệ làng xóm, sinh hoạt câu lạc bộ, họp phụ huynh, quan hệ bạn bè... Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được tốt thì vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì liên lạc, tránh tình trạng khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường thì công tác nếp sống VHHĐ cho HS mới đạt hiệu quả cao.
* Nhiệm vụ của Chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương:
- Cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh bỏ học, lưu ban, học sinh gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong ngăn chặn học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, hình thành các quỹ học bổng để hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi.
- Giữa nhà nhà trường và công an địa phương cần có quy chế phối hợp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong và ngoài nhà trường, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường, triển khai tốt công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm phápluật khác trong ngành giáo dục. [31]
- Giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng kí quy chế phối hợp trong hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho nhà trường. Định kỳ họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để cùng phối hợp trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS nói riêng và cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục địa phương nói
chung.
3.2.5.3. Những lưu ý khi thực hiện
- Cần có sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của các cấp Uỷ Đảng các ban ngành, đoàn thể; phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng, CBQL, giáo
viên và gia đình để cũng thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Mỗi lực lượng cần thực tốt nhiệm vụ, nhất là người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.