Kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường trung học cơ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.8. Kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường trung học cơ

cơ sởhuyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Trong những năm qua, mặc dù các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ đã có

sựxác định mục tiêu, nội dung cũng như sử dụng nhiều hình thức, phướng pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS. Tuy nhiên, các trường vẫn chưa

xây dựng được nội dung giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS một cách cụ thể, hình thức

và phương pháp giáo dục chưa được xác định rõ ràng. Các trường hầu hết vẫn đang

bám vào nội dung giáo dục từcác văn bản do Bộ GD&ĐT ban hành để giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS như: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc

phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013”; Công văn số 4026/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 01/9/2017 về việc tăng cường giáo dục kỹnăng sống cho học sinh; Thông tư số 26/2017/TT- BGDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2017, “Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và

nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; Công văn 1292/BGDĐT ngày 29/3/2016, về việc nhân rộng mô hình tổ chức trải nghiệm sáng tạo tập trung vào giáo dục Kỹnăng sống cho học sinh THCS, BộGD&ĐT.

Chính vì vậy, để khảo sát kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các trường, tác giảđã lựa chọn những nội dung được quy định trong các văn bản trên

đểlàm căn cứ khảo sát, đánh giá. Qua khảo sát thực tế, kết quảđạt được trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các trường nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn.

Các biểu hiện tốt về văn hoá học đường dù có sự tiến triển nhưng vẫn chưa được đánh

giá ở mức độcao. Trong khi đó, các hành vi chưa thực hiện tốt chuẩn mực văn hoá vẫn còn diễn ra khá phổ biến và có nguy cơ diễn biến phức tạp hơn. Cách ứng xử, kỹnăng

sống của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Thực trạng trên đã được tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quảnhư sau:

2.3.8.1. Thực trạng về việc thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa của học sinh ở trườnglớp

Bng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá về việc thực hiện tốt chuẩn mực văn hóa của HS ởtrường lớp (156 ý kiến: 26 GV, 130 HS) TT Các biểu hiện của HS Sốlượt ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện (ứng đối mỗi mức điểm) Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB (X ) 1

Học bài và làm bài đầy đủ; chủđộng phát biểu ý kiến xây dựng bài; có tình thần học hỏi và nổ lực phấn đấu

vươn lên trong học tập

27 89 40 2,08

2

Không quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép khi kiểm tra, thi cử; sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có quyết định sai làm ảnh hưởng đến tập thể

45 78 33 1,92

3

Có thái độ đúng mực khi đưa ra ý

kiến với thầy cô giáo trong học tập; phê bình thẳng thắn đối với những bạn không có tinh thần trách nhiệm

33 88 35 2,01

4

Có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động giáo dục; sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tập thể giao; sẵn sàng hợp tác và làm việc theo nhóm

để giải quyết các nhiệm vụ trong học tập

24 77 55 2,19

5

Thường xuyên cân nhắc kỹ lưỡng về

khả năng của bản thân trước khi giải quyết một công việc

45 78 33 1,92

(1,0≤ X <2,0: trung bình; 2,0≤ X <2,5: tốt; 2,5≤ X ≤3,0: rất tốt)

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các

trường THCS nhìn chung đạt được những thành quảđáng mừng. Hầu hết các biểu hiện

đều được đánh giá ở mức tốt (ĐTB > 2,0). Dù rằng việc thực hiện tốt các hành vi ấy

kiện học tập, điều kiện sống, sinh hoạt của các em gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể thấy rõ ở biểu hiện “Thường xuyên cân nhắc kỹlưỡng về khảnăng của bản thân

trước khi giải quyết một công việc” và “Không quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép khi kiểm tra, thi cử; sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có quyết định sai làm ảnh hưởng đến tập thể” HS thực hiện chưa được tốt lắm (mức trung bình) bởi vì đa số các em còn hạn chế về nhận thức, nhất là nhận thức đối với trách nhiệm của bản thân.

Để phát huy những mặt đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế nêu trên,

đòi hỏi các trường cần có nhiều hình thức, phương pháp giáo dục hiệu quả hơn, đặc biệt cần phải chú trọng đến việc nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹnăng sống cho HS.

2.3.8.2. Thực trạng về việc chưa thực hiện tốtchuẩn mực văn hóacủa học sinh ở trường lớp

Bng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá về mức độchưa thực hiện tốt chuẩn mực

văn hóa của HS ởtrường lớp (156 ý kiến: 26 GV, 130 HS)

TT Các biểu hiện của HS

Sốlượt ý kiến đánh giá về mức

độ (ứng đối mỗi mức điểm)

Thứ

bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X ) 1 Nghỉ học không lí do, trốn học, bỏ

tiết vì lí do cá nhân 66 70 20 1,70 2

2 Mất trật tự, làm việc riêng, sử dụng

điện thoại trái phép trong giờ học 57 72 27 1,79 1 3 Không mặc đồng phục, không đeo

khăn quàng đỏkhi đến trường 98 41 17 1,48 6

4

Phá hoại cây xanh, ngắt hoa trong

sân trường; viết, vẽ, khắc lên bàn ghế, lên tường; nhảy lên bàn ghế

trong giờ ra chơi; Nghịch phá đồ điện, các dụng cụ khác trong lớp học 89 51 16 1,53 5 5 Nói tục, chửi thề; chọc ghẹo dẫn đến đánh nhau 87 52 17 1,55 4 6

Đi xe máy đến trường, bắt chước cắt tóc, nhuộm tóc không phù hợp với tác phong Đội viên, hát các bài hát không phù hợp với lứa tuổi

99 45 12 1,44 7

7 Bỏ học đi chơi games ở tiệm Internet 45 78 33 1,62 3

(1,0≤ X <2,0: ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thường xuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Qua bảng số liệu, ta thấy thực trạng HS vi phạm các chuẩn mực văn hoá vẫn còn diễn ra ởcác trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ. Tuy nhiên, mức độ vi phạm diễn ra không quá thường xuyên, minh chứng là các chuẩn mực HS vi phạm đều có ĐTB

dưới 2,0 (mức ít thường xuyên). Mặc dù vậy, nếu các nhà trường không có sự quan tâm và tìm ra các giải pháp giáo dục HS thì những vi phạm ấy có thể ngày càng diễn ra

thường xuyên hơn và ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Đặc điểm HS miền núi là hành vi thường hay nghỉ học, trốn học và bỏ học (do chán học, do hoàn cảnh gia đình, do bịlôi kéo đi làm ăn…). Đây hiện đang là vấn đề

gây ra nhiều khó khăn đối với không chỉcác nhà trường mà cảđối với cả cấc cấp quản

lí địa phương.

Những năm gần đây, những hành vi bỏ học đi chơi games, bắt chước các nhân vật trên truyền hình với việc cắt, nhuộm tóc và hát những bài hát không phù hợp với

văn hoá truyền thống, không phù hợp với lứa tuổi cũng diễn ra ngày càng nhiều. Thậm chí có nhiều HS hút thuốc, uống bia rượu, đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu… cũng đang có sự xuất hiện ngày một nhiều

Vì vậy, ngoài việc khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả còn phải tiến hành phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với các CBQL, giáo viên và học sinh. Tuy có nhận định về mức độ vi phạm có khác nhau nhưng vềcơ bản đều thống nhất rằng: Hiện nay, hành vi vi phạm các chuẩn mực văn hoá của học sinh trường THCS rất phức tạp. Đây là

những biểu hiện đáng lo ngại của đối với các nhà trường. Chính vì vậy, các trường cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành động của các em HS.

2.3.8.3. Thực trạng về cách giao tiếp ứng xử của học sinh ởtrường lớp

Bng 2.17. Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ giao tiếp ứng xử của HS ởtrường lớp (156 ý kiến: 26 GV, 130 HS) TT Cách giao tiếp, ứng xử của HS Sốlượt ý kiến đánh giá về mức độứng xử (ứng đối mỗi mức điểm) Thứ bậc

1 điểm 2 điểm 3 điểm ĐTB

(X ) 1 Phản ánh trung thực với GVCN nhiệm về những tồn tại trong lớp; luôn lắng nghe và chấp hành những quyết định của GV 25 88 43 2,11 3 2 Lắng nghe ý kiến của bạn, sẵn sàng

chia sẻ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn 27 78 51 2,15 2

3 Có thái độđúng mực với GV khi đưa

ra ý kiến trong quá trình học tập 29 73 54 2,16 1 4

Chia sẻ với GVCN về những vướng mắc trong quan hệ bạn bè và trong cuộc sống

56 82 15 1,75 5

5 Chủ động nhờ GVBM giúp đỡ khi

gặp khó khăn trong học tập 49 85 22 1,82 4

(1,0≤ X <2,0: ít thường xuyên; 2,0≤ X <2,5: thường xuyên; 2,5≤ X ≤3,0: rất thường xuyên)

Hành vi ứng xửvăn hóa là những biểu hiên hoạt động bên ngoài của con người,

được thể hiện ở lối sống, nếp sống, lối suy nghĩ và cách ứng xử của mỗi người đối với bản thân và mọi nguời xung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân. Hành vi

ứng xử văn hóa của HS được coi là những sản phẩm của giáo dục. Thường được biểu hiện trong mối quan hệđối với những người xung quanh, trong học tập, công tác,…

Như đã nói ở trên, HS miền núi do điều kiện sống, điều kiện kinh tế gia đình…còn nhiều khó khăn nên cơ hội để các em tham gia các hoạt động phong trào, cơ hội đi đây, đi đó là rất ít. Hàng ngày các em chủ yếu đi đến trường rồi lại về nhà, ít có khi nào tham gia các hoạt động xã hội chính vì thế mà kỹnăng sống, hành vi ứng xử, cách giao tiếp…của các em còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần ở vùng đồng bào dân tộc ít người ngày càng được cải thiện, cùng với sự đỏi mới giáo dục ở nhà trường nên hành vi ứng xử của HS hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy hầu hết các hành vi ứng xử cần thiết đối với HS đều được các em thể hiện khá tốt. Đối với nhóm các hành vi ứng xử với người xung

quanh (thầy cô, bạn bè, tập thể…) các em thực hiện ở thường xuyên (có ĐTB > 2,0). Còn nhóm hành vi ứng xử với bản thânthì chỉ ở mức đức độ ít thường xuyên (có ĐTB < 2,0). Bởi lẽ, hầu hết các em có cách sống khép kín, thường e ngại thể hiện bản thân trước người khác, trước tập thể, dù có gặp vấn đề khó khăn trong học tập hay trong cuộc sống các em vẫn giấu kín. Đây chính là điểm hạn chế chung của HS dân tộc thiểu số trong ứng xử hằng ngày.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta càn phải rèn luyện kỹnăng sống, hành vi ứng xử cho HS từ những điều nhỏ nhặt nhất nhằm tạo cho các em sự dạn dĩ, sự tự tin và

hình thành thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ", lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp các em có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. "học ăn, học nói, học gói, học mở" – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sởhuyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)