sâu nhất < 20mm), màng ối còn nguyên vẹn.
3.2 Chẩn đoán phân biệt
- Rỉ ối;
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Phân biệt với rỉ ối, vỡ ối bằng hỏi bệnh, xét nghiệm dịch âm đạo.
- Dựa vào siêu âm để khảo sát bất thường hình thái thai nhi đặc biệt là bệnh lý hệ tiết niệu thai (loạn sản thận, tắc nghẽn niệu quản…). Nếu quá khó để khảo sát hình thái thì cần tư vấn cho gia đình, tiến hành truyền ối, lấy dịch ối để làm xét nghiệm: nếu chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì [Na+] trong nước tiểu thai nhi lấy tại bể thận > 80 meq/ml kèm theo nghịch sản thận cân nhắc đình chỉ thai nghén.
- Cịn nếu chức năng thận thai nhi bình thường thì chỉ cần tiếp tục theo dõi.
- Siêu âm Doppler thai, động mạch tử cung trong trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung. Monitor sản khoa trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung.
- Chỉ định đình chỉ thai nghén nếu có bất thường hình thái sau hội chẩn đa chun khoa. - Quản lý thai kỳ tại chuyên khoa sâu khi thiểu ối xuất hiện sớm.
4.2. Điều trị cụ thể
- Chỉ định dùng trưởng thành phổi là cần thiết.
- Chỉ định truyền ối/thiểu ối có thể áp dụng trong trường hợp tim thai có nhịp giảm nó giúp giải phóng chèn ép dây rốn, truyền ối không phải là điều trị nguyên nhân mà chỉ là điều trị triệu chứng, nó khơng được khuyến cáo chỉ định rộng rãi trong điều trị thiểu ối.
- Chấm dứt thai kì:
- Khởi phát chuyển dạ với thai thiểu ối khi thai đã trưởng thành hay thai non tháng mà có thể ni được.
- Mổ lấy thai khi hết ối (AFI< 20 mm) hoặc thai suy cấp.
Theo 1 số nghiên cứu AFI từ 50 -80 mm trong 3 tháng cuối thai kỳ là 1 thai kỳ nguy cơ cao với sự liên quan với tỉ lệ thai chết lưu, tử vong chu sinh, bệnh lý mẹ, làm tăng tỉ lệ mổ lấy thai khi tim thai dao động kém, thai chậm phát triển trong tử cung.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Thiểu ối trong giai đoạn sớm:
+ Tăng nguy cơ thiểu sản phổi thai, nguy cơ thiểu sản phổi gây chết thai khoảng 20 %. Nguyên nhân do khơng có đủ khoảng khơng cần thiết cho phổi thai trưởng thành( từ tuần 17
66
tới tuần 26) Thường liên quan tới bất thường thai nhi, ối ít gây trở ngại trong khảo sát hình thái thai nhi – có thể cân nhắc truyền ối.
+ Biến dạng hệ cơ bì. + Dây rốn ngắn.
- Thiểu ối trong giai đoạn muộn:
+ Thiểu ối gây nguy cơ thai chết lưu, chậm phát triển, hội chứng hít phân xu. Bà mẹ thiểu ối nguy cơ phải mổ lấy thai tăng gấp 2 lần, em bé thiểu ối sinh ra có nguy cơ Apgar sau 5 phút nhỏ hơn 7 tăng 5 lần so với bà mẹ ối bình thường.
6. PHÒNG BỆNH