TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG 1 Tiên lượng lâu dà

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 56 - 59)

- Thuốc chống tăng huyết áp

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG 1 Tiên lượng lâu dà

5.1. Tiên lượng lâu dài

• Theo dõi HA 12 tuần sau sinh, tư vấn nguy cơ TSG cho các lần có thai sau, cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

• Tăng HA tồn tại càng lâu sau sinh, nguy cơ tăng HA mạn càng cao.

5.2. Biến chứng

5.2.1. Về phía mẹ

- Suy tế bào gan biểu hiện đau thượng vị, đau vùng gan, buồn nôn, nôn, vàng da, tăng men gan.

- Suy thận cấp. - Phù phổi cấp. - Xuất huyết não.

- Mù mắt do tổn thương bong võng mạc hay phù thùy chẩm. - Nhau bong non.

- Băng huyết sau sinh.

5.2.2. Về phía con

- Thai chậm phát triển trong tử cung. - Đẻ non.

- Thai chết trong tử cung.

6. PHÒNG BỆNH

Theo Hiệp hội Y khoa thai nhi (FMF), sử dụng yếu tố nguy cơ đơn độc hoặc kết hợp với đặc điểm sinh lý mẹ (MAP, UtA-PI) và đặc điểm sinh hóa (PAPP-A ở thời điểm quý I, PLGF, sFLt-1 ở quý II,III). Mơ hình này giúp dự báo nguy cơ cao TSG sớm (< 32 tuần), TSG sinh non (thai <37 tuần) và TSG đủ tháng ( Thai ≥ 37 tuần) để đưa ra chiến lược dự phòng.

MAP: Chỉ số huyết áp trung bình UtA-PI: Doppler động mạch tử cung

PLGF: Yếu tố tang trưởng nhau thai sFLt-1: Tyrosin kinase 1 giống fms hoà tan - Giai đoạn trước khi mang thai: Dự báo bằng các yếu tố nguy cơ, dự phòng bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ nếu có thể.

- Giai đoạn 11-141/7 tuần thai kỳ:

49

+ Áp dụng điều trị dự phòng TSG sớm bằng Aspirin liều thấp trước 16 tuần. Liều aspirin từ 75 - 150 mg/ngày cho đến 5 - 10 ngày trước khi sinh

- Giai đoạn quý II & III thai kỳ:

+ Mơ hình sàng lọc phối hợp: xác định yếu tố nguy cơ, MAP, UtA-PI, PLGF, sFLt-1, dự báo tiền sản giật sớm và tiền sản giật muộn, qua đó có chế độ quản l. thai kỳ phù hợp.

+ Tỷ số sFlt-1/PlGF có giá trị dự báo ngắn hạn TSG.

+ Bổ sung canxi có thể có hiệu quả dự phịng TSG trong nhóm nguy cơ cao hoặc có chế độ ăn thiếu canxi. Liều lượng 1,5-2 g/ngày.

- Khơng có bằng chứng cho thấy chế độ ăn hạn chế muối làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Vì vậy ACOG và WHO đều khơng khuyến cáo dự phòng tiền sản giật bằng chế độ ăn hạn chế muối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1. Bài giảng sản phụ khoa (2007) tập 1. Nhà xuất bản Y học Tp. HCM, trang 462-479. 2. Bệnh viện Từ Dũ, 2015, Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Tăng huyết áp trong thai kỳ, trang 79-89.

3. Bộ y tế, 2016, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội, Tiền sản giật, trang 105-107.

4. Cao Ngọc Thành và cộng sự (2015), “Mơ hình sàng lọc bệnh l. tiền sản giật tại thời điểm 11-13+6 tuần thai kỳ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP–A và siêu âm Doppler động mạch tử cung”, Tạp chí Phụ Sản; 13(3):38-46.

Tiếng Anh

5. ACOG (2013), Task Force on Hypertension in pregnancy. Hypertension in pregnancy.

6. ACOG practice bulletin. Diagnosis and management of preeclampsia and eclampsia.Obstet Gynecol. 2002 Jan; 99(1):159-67.

7. F. Gary Cunningham (2014). Williams Obstetrics 24th Ed. Hypertensive Disorders. p728-780. McGraw-Hill Education.

8. Hypertension in pregnancy. The Americal College of Obstetricians and Gynecologists, 2013

9. Hypertension in pregnancy: the management of hypertensive disorders during pregnancy. NICE Clinical Guideline. file://www.guideline.gov/ content.aspx?id=24122 (Accessed on January 11, 2012).

50

for hypertension during pregnancy. Cochrane Database Syst Rev 2005;(4):CD003514. 11. Preeclampsia: Clinical features and diagnosis, Up to date 21.2.

12. World Health Organization. WHO recommendations for prevention and treatment of pre-eclampsia and eclampsia.

51

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU TRONG THAI KỲ

1. ĐỊNH NGHĨA

Nhiễm trùng niệu là tình trạng viêm đường tiết niệu gây ra bởi một tác nhân gây nhiễm, thường gặp nhất là do vi trùng. Cấy nước tiểu có >105 khóm vi trùng/ml.

2. NGUYÊN NHÂN

Những thay đổi sinh lý trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng niệu. Do tác động chống co thắt của progesterone và sự chèn ép của tử cung lên bàng quang, khả năng tống thoát của bàng quang suy giảm làm tăng thể tích nước tiểu tồn lưu và tăng nguy cơ ngược dòng bàng quang–niệu quản. Ngoài ra, sự thay đổi độ lọc cầu thận trong quá trình mang thai làm tăng độ cơ đặc glucose-niệu và tính chất kiềm của nước tiểu cũng tạo thuận lợi cho vi trùng phát triển.

Nhiễm trùng niệu ở phụ nữ có thai được chia làm 3 loại: khuẩn niệu không triệu chứng, viêm bàng quang và viêm thận–bể thận cấp.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 56 - 59)