TƯ VẤN PHÒNG BỆNH

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 139 - 142)

- Tăng huyết áp.

6. TƯ VẤN PHÒNG BỆNH

+ Bệnh nhân ra viện thì tư vấn cho bệnh nhân và người nhà tiếp tục theo dõi diễn biến

và biến chứng thời kỳ hậu sản.

+ Tư vấn cho mẹ và người nhà cách chăm sóc và tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

cho đến 6 tháng.

+ Cho trẻ đi chủng ngừa theo lịch tại địa phương đầy đủ. + Đi khám tại các cơ sở y tế khi có bất thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2013) - Sản Phụ khoa - Hậu sản thường, tr. 219-221.

132

2. Bộ Y Tế (2015) - Tài liệu người đỡ đẻ có kỹ năng - Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ sau đẻ, tr. 75-82.

3. Phạm Thị Thanh Mai (2012), “Chăm sóc sơ sinh”, “Một số bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh”, Bài giảng Sản phụ khoa dùng cho sau Đại học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 154- 171.

4. Nguyễn Duy Tài, Huỳnh Vĩnh Phạm Uyên (2011), “Chăm sóc hậu sản”,Thực hành

sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr. 138-143.

5. Lê Thị Thanh Vân (2012), “Hậu sản thường”, Bài giảng Sản phụ khoa dùng cho sau

Đại học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 53-60.

6. Pamela Berens, Overview of the postpartum period: physiology, complications and maternal care, Uptoday, May 2018.

7. WHO (2017), Postnatal care, Health promotion for material and newborn health, Who

recommendation on Maternal Health, pp. 16-19, 19-22.

133

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LẤY THAI LẦN ĐẦU 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai ra khỏi tử cung sau khi mở bụng và mở tử cung.

2. CHỈ ĐỊNH

Do nguyên nhân từ thai:

- Các chỉ định do ngôi thai bất thường. - Thai to.

- Thai suy.

- Bệnh lý của thai có chống chỉ định đẻ đường âm đạo. Do nguyên nhân phần phụ của thai.

Do nguyên nhân đường sinh dục. Do bệnh lý của mẹ.

Những chỉ định khác…

3. CHUẨN BỊ 3.1. Người thực hiện 3.1. Người thực hiện

- Kíp gây mê hồi sức. - Kíp phẫu thuật.

- Nữ hộ sinh chăm sóc sơ sinh.

3.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

- Bộ dụng cụ, thuốc dùng gây tê tủy sống, gây mê toàn thân. - Bộ dụng cụ mổ lấy thai đã tiệt trùng.

- Phương tiện chăm sóc và hồi sức sơ sinh.

- Các thuốc để hồi sức và các thuốc dùng trong sản khoa.

3.3. Người bệnh

- Được giải thích đầy đủ lý do phẫu thuật lấy thai, ký giấy cam đoan phẫu thuật. - Thông đái, sát khuẩn thành bụng, trải khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau.

3.4. Cận lâm sàng trước mổ

Được xếp phẩu thuật loại I, II nên các xét nghiệm cần phải có: - Tổng phân tích tế bào máu 10 thông số, trước đây gọi là CTM. - Nhóm máu.

- Ts, Tc; hoặc PT, APTT. - Test HIV, HBsAg, HCV.

134

- Sinh hóa máu < chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin., protein TP.

- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu. - ECG.

- Siêu âm thai 3 tháng cuối.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 139 - 142)