- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ
95 Dùng thuốc tăng co tử cung và kháng sinh.
- Dùng thuốc tăng co tử cung và kháng sinh.
- Ép tử cung bằng hai tay và xoa bóp tử cung nếu đờ tử cung.
- Kiểm tra cổ tử cung và âm đạo. Khâu phục hồi các vết rách cổ tử cung và âm đạo. Nếu có khối máu tụ ở đường sinh dục gây chảy máu thì phải lấy khối máu tụ và khâu cầm máu.
- Nếu chẩn đốn lộn lịng tử cung thì cần giảm đau tốt cho sản phụ (gây mê nếu cần) rồi nắn lại tử cung và tiêm ergometrin làm tử cung co bóp chặt lại sau đó mới rút tay ra.
- Với vỡ tử cung thì xem phác đồ “Vỡ tử cung”. - Nếu chẩn đốn rối loạn đơng máu:
- Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (đông máu nội mạch rải rác). Đơng máu nội mạch rải rác có thể kết hợp với tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung, nhau bong non thể ẩn, nhiễm trùng ối hay thuyên tắc ối. Tất cả các tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến tiêu sinh sợi huyết.
Điều trị nội khoa bằng máu tươi là chính, các yếu tố đông máu và điều trị nguyên
nhân.
Nếu phải can thiệp phẫu thuật lưu ý mở bụng đường dọc.
4.2.1.3. Xử trí ngoại khoa
Cận lâm sàng trước mổ:
Được xếp phẩu thuật loại I, II nên các xét nghiệm cần phải có: - Tổng phân tích tế bào máu 10 thơng số, trước đây gọi là CTM. - Nhóm máu.
- Ts, Tc; hoặc PT, APTT. - Test HIV, HBsAg, HCV.
- Xét nghiệm nước tiểu thường quy.
- Sinh hóa máu < chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin., protein TP.
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu. - ECG.
- Siêu âm bụng tổng quát.
- Thắt động mạch tử cung hoặc bó mạch tử cung – buồng trứng: thắt động mạch tử cung là lựa chọn đầu tiên để kiểm soát chảy máu, dễ thực hiện (mũi khâu O’Leary). Chỉ định khi chảy máu do rách trên tử cung hoặc làm giảm lượng máu mất tạm thời từ những nguyên nhân khác. Thắt đồng thời 2 động mạch này giúp kiểm soát chảy máu trong 90% trường hợp. Chưa có bằng chứng hoại tử tử cung và suy tuần hoàn nhau thai ở thai kỳ sau.
- Khâu ép tử cung: kiểm soát chảy máu trong đờ tử cung, B-Lynch thường được thực hiện nhất.
96
- Thắt động mạch hạ vị: giảm lượng máu đến tử cung, khó thực hiện đặc biệt khi tử cung lớn, đường mổ ngang, vùng chậu đầy máu, kinh nghiệm phẫu thuật sau phúc mạc ít.
- Cắt tử cung: chỉ định cắt tử cung hay bảo tồn tử cung phụ thuộc vào tổn thương tử cung (đờ tử cung không hồi phục, vỡ tử cung, rau cài răng lược, chảy máu tại vị trí rau tiền đao…) và nhu cầu sinh đẻ của sản phụ.
Thuốc sau mổ:
- Dịch truyền.
- Kháng sinh trong hoặc sau mổ. Cephalosporine thế hệ 2, 3. - Giảm đau, vitamin.