Viêm phúc mạc tồn bộ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 113)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

5. CÁC HÌNH THÁI NHIỄM KHUẨN

5.6. Viêm phúc mạc tồn bộ

5.6.1. Chẩn đốn

5.6.1.1. Lâm sàng

- Là thể viêm phúc mạc thứ phát xuất hiện muộn 7-10 ngày sau các hình thái nhiễm khuẩn khác như: viêm tử cung toàn bộ, viêm dây chằng phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung điều trị khơng tốt.

- Tồn thân mệt mỏi, sốt cao 39oC – 40oC, rét run, mạch nhanh nhẹ. Nhiễm trùng, nhiễm độc.

- Nôn và buồn nôn. Bụng chướng, đau, cảm ứng phúc mạc.

- Phản ứng thành bụng có thể khơng rõ do bụng mềm nhão sau sinh. - Tử cung to ấn đau, túi cùng đầy đau.

5.6.1.2. Cận lâm sàng

- BC tăng, Neutrophil tăng, Hematocrit cao, thiếu máu tán huyết. CRP tăng, Procalcitonin tăng.

- Rối loạn điện giải và toan chuyển hóa, rối loạn chức năng gan thận. - Cấy sản dịch, cấy máu (làm kháng sinh đồ).

- Siêu âm: ổ bụng có dịch, các quai ruột giãn, có thể phát hiện dị vật (sót gạc...). - XQ bụng khơng chuẩn bị: tiểu khung mờ, mức nước, hơi.

5.6.2. Chẩn đoán phân biệt

- Giả viêm phúc mạc sau đẻ: thể trạng bình thường, khơng sốt, tuy bụng chướng và bí trung đại tiện. Khơng có chỉ định phẫu thuật, điều trị nội khoa: đặt sonde dạ dày hút dịch, đặt sonde hậu môn, cho huyết thanh mặn ưu trương và prostigmin.

- Viêm phúc mạc tiểu khung: thể trạng ít thay đổi, đau hạ vị, có khối mềm, ranh giới không rõ. Điều trị nội khoa, chườm lạnh, kháng sinh, theo dõi sát sẽ phát hiện biến chứng viêm phúc mạc toàn thể.

5.6.3. Điều trị

- Nội khoa: nâng thể trạng, bù nước điện giải, kháng sinh liều cao, phổ rộng, phối hợp. - Ngoại khoa: phẫu thuật cắt tử cung, rửa ổ bụng và dẫn lưu.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 113)