- Siêuâm thấy hình ảnh khối giảm âm dạng hình ống, nhiều thùy; thành dày; vách dày khơng hồn tồn; dính với tử cung ( với độ nhạy cao 70 80%).
8. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 1 Suy tha
8.1. Suy thai
Nhịp tim thai ổn định nếu từ 120-160 lần/phút, nếu nhịp tim thai trên 160 lần/phút hoặc dưới 120 lần/phút là có nguy cơ suy thai.Nếu nghi ngờ suy thai,thực hiện các bước hồi sức tim thai,nếu khơng cải thiện thì mổ lấy thai.
8.2. Chuyển dạ đình trệ
Nếu đường biểu diễn độ mở CTC và độ lọt của ngôi sang bên phải đường báo động,cần đánh giá nguyên nhân và có thái độ xử trí phù hợp.
8.3. Thuốc sau đẻ
- Kháng sinh: Cephalosporine thế hệ 2, 3. Uống hoặc tiêm tùy từng trường hợp. - Giảm đau, vitamin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phác đồ phụ sản trung ương ‟Theo dõi chuyển dạ để thường, Biểu đồ chuyển dạʼʼ. 2. Hướng dẫn chuẩn quốc qia 2016.
40
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ 1. ĐỊNH NGHĨA 1. ĐỊNH NGHĨA
Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có sẵn trước khi mang thai hoặc xuất hiện lúc mang thai hay nặng lên do thai nghén. Như vậy tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai.
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, chiếm khoảng 10% tổng số thai kỳ, là 1 trong 3 nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới.
Phân loại:
- Hội chứng tiền sản giật – sản giật - Tăng huyết áp thai kỳ
- Tăng huyết áp mạn
- Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn
2. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được làm rõ tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh .
Khuyến cáo của NICE- UK
( National Institute for Health and Care Excellence: Viện y tế quốc gia về chất lượng điều trị Anh Quốc).
- Yếu tố nguy cơ trung bình: + Con so;
+ Đa thai;
+ Tuổi mẹ >= 40;
+ Khoảng cách các lần mang thai >= 10 năm; + BMI >= 35 trong lần khám đầu tiên;
+ Gia đình có người bị TSG. - Yếu tố nguy cơ cao:
+ Tiền sử tang huyết áp những lần mang thai trước; + Mắc bệnh lý thận mãn tính;
+ Lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng kháng phospholipid; + Đái tháo đường;
+ Tăng huyết áp mạn.
41
3. CHẨN ĐỐN
3.1. Chẩn đốn xác định
3.1.1. Tiền sản giật – sản giật
3.1.1.1. Tiền sản giật
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật (ACOG 2013)
Huyết áp
HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg trong 2 lần
đo cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg, tăng
huyết áp có thể xác định trong khoảng thời gian ngắn (vài phút) để tạo điều kiện hạ áp kịp thời
Và
Protein niệu
≥ 300mg/ nước tiểu 24h
Tỷ số Protein/ creatinin ≥ 0,3 (mg/dl mỗi giá trị)
Dip – Stick ≥ 1+ (chỉ được sử dụng khi khơng có các phương pháp
định lượng khác
Hoặc trong trường hợp protein niệu âm tính, THA mới khởi phát kèm theo với 1 trong các dấu hiệu mới khởi phát sau đây:
Giảm tiểu cầu < 100.000/ mm3
Suy thận Nồng độ creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc tăng gấp đôi nồng
độ creatinin trong trường hợp khơng có bệnh thận khác
Suy gan Men gan tăng ≥ 2 lần giá trị bình thường
Phù phổi Triệu chứng não
hoặc thị giác
Tiền sản giật được phân loại: tiền sản giật khơng có dấu hiệu nặng và tiền sản giật có dấu hiệu nặng.
Tiêu chuẩn tiền sản giật có dấu hiệu nặng (bất kỳ dấu hiệu nào)
+ THA trầm trọng: HA tâm thu ≥ 160mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110mmHg qua 2 lần đo cách nhau 4 giờ có nghỉ ngơi tại gường (ngoại trừ đã sử dụng thuốc hạ áp trước đó).
+ Tiểu cầu: < 100.000/mm3
+ Suy chức năng gan: men gan tăng gấp đơi bình thường. Đau hạ sườn phải hoặc đau thượng vị kéo dài khơng có đáp ứng thuốc hoặc khơng có chẩn đốn thay thế hoặc cả 2.
42
nồng độ creatinin trong trường hợp khơng có bệnh thận khác) + Phù phổi
+ Rối loạn não hoặc thị giác (triệu chứng thần kinh trung ương): rối loạn thị giác (hoa mắt, ám điểm, mù vỏ nảo, co thắt mạch máu võng mạc), nhức đầu nhiều, nhức đầu dai dẵng tăng lên, không đáp ứng thuốc giảm đau, thay đổi tri giác.
3.1.1.2. Sản giật
Sản giật là một biến chứng rất nặng của tiền sản giật. Thể hiện tình trạng tổn thương nội mơ ở não. Các cơn co giật trong sản giật thường là tồn thân, có thể xuất hiện trước, trong chuyển dạ hay trong thời kỳ hậu sản. Sản giật có thể dự phịng bằng cách phát hiện và điều trị sớm tiền sản giật.
Trên cơ sở người bệnh bị tiền sản giật xuất hiện cơn giật 4 giai đoạn + Giai đoạn xâm nhiễm
+ Giai đoạn giật cứng + Giai đoạn giật giãn cách + Giai đoạn hôn mê
3.1.1.3. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP đặc trưng gồm tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu.
Là một biến chứng nặng của tiền sản giật và sản giật bởi đặc điểm tổn thương nội mô đa cơ quan.
- Đau thượng vị, đau hạ sườn phải
- Gây ra chảy máu niêm mạc, chấm xuất huyết dưới da, bầm máu, chảy máu
- Cận lâm sàng: LDH > 600 UI/L; Billirubin toàn phần tăng > 1,2mg%; AST > 70 UI/l, Tiểu cầu < 100.000 mm3 .
3.1.2. Tăng huyết áp thai kỳ
Là các trường tăng huyết áp khởi phát sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và khơng có
protein niệu, khơng có các dấu hiệu kể trên. Trong tăng huyết áp thai kỳ, huyết áp sẽ về bình
thường sau tuần lễ thứ 12 hậu sản. 3.1.3. Tăng huyết áp mạn
HA tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg trước khi có thai, hoặc xảy ra trước tuần lễ 20 của thai kỳ và kéo dài sau 12 tuần hậu sản.
3.1.4. Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn
Tăng huyết áp mạn + có protein niệu mới xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Tăng huyết áp mạn + có protein niệu xuất hiện trước 20 tuần nhưng huyết áp tăng cao đột ngột, hoặc phải tăng liều thuốc hạ huyết áp hoặc mới xuất hiện các dấu hiệu hay triệu
43
chứng khác như protein niệu tăng đột ngột, tăng men gan, giảm tiểu cầu, đau hạ sườn phải, phù phổi, giảm chức năng thận…
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tiền sản giật cần được phân biệt với: + Tăng huyết áp mạn tính;
+ Các bệnh lý về thận;
+ Phù do tim, phù do suy dinh dưỡng. - Sản giật cần được phân biệt với:
+ Động kinh: Có tiền sử động kinh trước khi có thai.
+ Cơn Tetanie: có thể có hay khơng có tiền sử. Các ngón tay duỗi thẳng và co dúm lại như bàn tay người đỡ đẻ.
+ Cơn Hysteria: Sự biểu hiện các cơn giật không giống nhau, tuy không tỉnh nhưng người xung quanh nói vẫn biết.
+ Các tai biến mạch máu não. + Các bệnh nhiễm trùng.
+ Các bệnh chuyển hóa: hạ canxi máu, hạ glucose máu, hơn mê do ure máu cao, hôn mê gan, hôn mê do đái tháo đường…
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
Bảo vệ mẹ là chính, có chiếu cố đến con. - Theo dõi mẹ và thai;
- Kiểm sốt huyết áp; - Cắt và dự phịng co giật;
- Hỗ trợ trưởng thành phổi thai nhi đối với thai non tháng; - Chấm dứt thai kỳ.
44
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. TSG không dấu hiệu nặng
Có
Không Có
Không
Cần tư vấn các dấu hiệu trở nặng : nhức đầu nhiều, hoa mắt, đau thượng vị hay hạ sườn phải, thở nhanh.
4.2.2. TSG có dấu hiệu nặng
Phải nhập viện và theo dõi điều trị tích cực.
4.2.2.1. Điều trị nội khoa