CHẨN ĐOÁN 1 Dọa đẻ non

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 83 - 87)

- Cầm máu cứu mẹ là chính Tùy theo tuổi thai, mức độ mất máu và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà quyết định kéo dài tuổi thai hay lấy thai ra Luôn luôn đánh giá mức độ mất

3. CHẨN ĐOÁN 1 Dọa đẻ non

3.1. Dọa đẻ non

- Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, không đều đặn, tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo dịch nhày, lẫn máu.

- Triệu chứng thực thể : Cơn co tử cung thưa nhẹ (2 cơn trong 10 phút, thời gian co dưới 30 giây); Cổ tử cung đóng, hoặc xóa mở dưới 2cm.

3.2. Đẻ non

- Triệu chứng cơ năng: đau bụng cơn, đều đặn, các cơn đau tăng dần. Ra dịch âm đạo, dịch nhày, máu, nước ối.

- Triệu chứng thực thể: cơn co tử cung (tần số 2-3, tăng dần). Cổ tử cung xóa trên 80%, mở trên 2cm. Thành lập đầu ối hoặc vỡ ối.

76

3.3. Cận lâm sàng

- Test fibronectin: test dương tính khi nồng độ fibronectin > 50ng/ml, khả năng xảy ra đẻ non trong vòng 7 ngày ở những thai phụ này sẽ cao hơn 27 lần so với những người có test âm tính.

- Đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm đường bụng, đường âm đạo dưới 35mm thai 28- 30 tuần thì nguy cơ sinh non là 20%.

- Định lượng hCG dịch cổ tử cung: trên 32mUI/ml nguy cơ đẻ non sẽ cao hơn xấp xỉ 20 lần.

- Monitoring sản khoa: cho phép theo dõi, đánh giá tần số, độ dài, cường độ cơn co tử cung.

- Một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân và tiên lượng: xét nghiệm vi khuẩn ở cổ tử cung, nước tiểu, CRP, huyết học, sinh hóa máu, men gan...

3.4. Chẩn đoán phân biệt

- Các tổn thương cổ tử cung, đường sinh dục dưới gây chảy máu âm đạo. - Rau tiền đạo, rau bong non, vỡ tử cung.

4. XỬ TRÍ

4.1. Ngun tắc chung

Trì hỗn chuyển dạ để điều trị dọa đẻ non.

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện hồi sức sơ sinh khi có đẻ non.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Nghỉ ngơi tại giường

Nằm nghỉ tuyệt đối tại giường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ức chế chuyển dạ. Nên nằm nghiêng trái để cải thiện tuần hoàn rau thai.

4.2.2. Thuốc giảm – cắt cơn co tử cung

+ Thuốc hướng bê ta giao cảm: Sabutamol.

Chống chỉ định trong bệnh tim, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường nặng, chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn ối.

Liều dùng Salbutamol: 5mg pha trong 500ml Glucose 5%, truyền tĩnh mạch 20 giọt/phút (10mcg/ phút), liều tối đa 45 giọt/phút. Khi đã cắt được cơn co, chuyển sang liều duy nhất: viên 4mg, ngậm 1- 2viên/ngày.

Tác dụng phụ: tăng nhịp tim, tăng đường huyết, hạ Kali máu. Dừng thuốc nếu nhịp tim> 120lần/phút.

77

Nifedipine: Liều tấn công 20mg ngậm dưới lưỡi trong 20 phút, tối đa 03 liều.. Sau khi cắt cơn co duy trì Nifedipine chậm 20mg, uống 6 – 8 giờ/lần. Theo dõi huyết áp khi dùng thuốc, chống chỉ định nếu huyết áp thấp < 90/50mmHg.

Tác dụng phụ: nóng bừng mặt, buồn nơn, tụt HA thống qua.

Magnesium Sulfate: Liều tấn cơng 4- 6g pha trong 100ml Glucose 5%, truyền TM trong 20 phút. Liều duy trì: 2g/ giờ truyền TM trong 12 giờ, sau đó 1g/giờ trong 24 giờ. Tai biến: Nóng bừng mặt, giảm phản xạ gân xương, ức chế hô hấp, ngừng thở, ngừng tim. Cần theo dõi nồng độ Ion Mg huyết thanh 5-7mg/dL.

4.2.3. Thuốc đối kháng cạnh tranh với Oxytocin

Atosiban có tác dụng cạnh tranhvới Oxytocin trên các thụ thể tại màng tế bào cơ tử cung làm giảm sự đáp ứng của cơ tử cung vớiOxytocin.

Liều dùng: 75 mg Atosiban (10ml) pha trong 90ml dung dịch Glucose 5% hoặc Nacl 0,9%. Truyền TM 24ml/giờ, sau 3 giờ giảm xuống 8ml/giờ. Thời gian điều trị không nên quá 48 giờ, không quá 3 đợt điều trị trong thai kỳ.

Chỉ định điều trị dọa đẻ non từ tuần 24 – 33 của thai kỳ. Chống chỉ định: ối vỡ non, thai suy, thai chậm phát triển, chảy máu nặng, tiền sản giật, rau tiền đạo, rau bong non.

4.3. Liệu pháp Corticoid

Tăng cường sản xuất Surfactan, thúc đẩy sự trưởng thành của mô liên kết, làm giảm suy hô hấp ở trẻ non tháng. Chỉ định cho thai từ 24 đến hết 34 tuần tuổi, liệu trình điều trị nhắc lại sau 1 tuần nếu chưa sinh hoặc vẫn cịn các nguy cơ. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

+ Bethamethasone 12mg/lần, tiêm bắp 2 lần cách nhau 24 giờ. + Hoặc Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12 giờ.

4.4. Xử trí đẻ non khi ức chế chuyển dạ khơng thành công

+ Tránh sang chấn cho thai: bảo vệ đầu ối cho đến khi cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng Oxytocin, cắt tầng sinh môn rộng, mổ lấy thai nếu có chỉ định.

+ Chống nhiễm khuẩn nếu vỡ ối sớm, dự phịng sót rau, chảy máu sau đẻ. + Đảm bảo hồi sức, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.

5. DỰ PHÒNG

Xác định nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao - Từ mẹ:

+ Hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, tiền sử có kht chóp cổ tử cung.

+Tình trạng viêm nhiễm: viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu không triệu chứng, viêm nha chu.

+ Những bất thường tử cung: u xơ tử cung, dị dạng tử cung bẩm sinh.

78 - Từ con và phần phụ: - Từ con và phần phụ:

+ Đa thai.

+ Thai sau thụ tinh trong ống nghiệm. + Nhiễm khuẩn ối, ối vỡ non.

+ Thai chậm tăng trưởng, thai có khuyết tật. + Rau tiền đạo, rau bong non.

+ Đa ối.

- Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.

- Không hút thuốc, uống rượu, nghỉ ngơi nhiều, giảm vận động nặng. - Tầm soát, điều trị viêm cổ tử cung ở tuổi thai 24 – 28 tuần.

- Khâu eo cổ tử cung ở những bệnh nhân hở eo tử cung, sẩy thai nhiều lần.

- Đặt vòng nâng cổ tử cung Pessary dự phòng khi cổ tử cung < 25mm (đo bằng đầu dò siêu âm ngả âm đạo) ở tuổi thai 14 - 32 tuần.

- Điều trị dự phòng bằng Progesteron từ tuần thai 16 – 36 tuần: đặt âm đạo 200mg/ngày kết hợp khâu eo tử cung hoặc đặt vòng nâng cổ tử cung từ tuần thai 16 – 36 tuần khi cổ tử cung ngắn.

Lưu ý: Phác đồ này chỉ dùng để tham khảo khi nào có điều kiện sẽ áp dụng. Riêng tại tuyến quận chỉ áp dụng cho trường hợp dọa sinh non và sinh non muộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế; 2016. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội, 111-113.

2. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội; 2017. Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Hà Nội, 97 – 98. 3. Bệnh viện Từ Dũ; 2015. Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc

Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 89-94.

79

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THAI TRÌNH NGƯNG TIẾN (CHUYỂN DẠ ĐÌNH TRỆ)

1. ĐỊNH NGHĨA

Chuyển dạ đình trệ bao gồm chuyển dạ đình trệ và chuyển dạ tắc nghẽn.

2. NGUYÊN NHÂN

- Do mẹ:

+ Bất tương xứng đầu - chậu, tiền sử mẹ có bệnh gây biến dạng khung chậu (bại liệt, lao, chấn thương).

+ Rối loạn cơn co tử cung: cơn co thưa yếu, cơn co mau mạnh, cơn co khơng đồng bộ. + Có khối u ở tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u tiểu khung).

- Do thai:

+ Các ngôi bất thường (trán, mặt, mông, vai). + Thai to (ước từ 3500 g trở lên).

+ Thai bất thường (não úng thuỷ, bụng cóc).

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)