Viêm tắc tĩnh mạch

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 114 - 117)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

5. CÁC HÌNH THÁI NHIỄM KHUẨN

5.8. Viêm tắc tĩnh mạch

• Ngun nhân:

Chuyển dạ kéo dài, sinh khó, chảy máu nhiều, sinh nhiều lần, lớn tuổi.

- Máu chảy chậm trong hệ tĩnh mạch, không lưu thông dễ dàng từ dưới lên trên. - Máu dễ đông do tăng sinh sợi huyết, tăng số lượng tiểu cầu.

- Do yếu tố thần kinh giao cảm của hệ tĩnh mạch ở chi dưới hoặc bụng.

5.8.1. Chẩn đoán

5.8.1.1. Lâm sàng

Thường xảy ra muộn vào ngày thứ 12 -15 sau sinh, sốt nhẹ, mạch tăng.

- Tắc tĩnh mạch chân hay gặp: phù trắng, ấn đau, căng, nóng từ đùi trở xuống, gót chân không nhấc được khỏi giường.

- Tắc động mạch phổi: khó thở đột ngột, đau tức ngực, khạc ra máu. - Tắc mạch mạc treo: đau bụng đột ngột, dữ dội, rối loạn tiêu hóa.

5.8.1.2. Cận lâm sàng

CTM (chú ý tiểu cầu), CRP, các yếu tố đông máu, siêu âm Doppler mạch, chụp mạch, MRI.

5.8.2. Điều trị

- Tắc tĩnh mạch chân: bất động chân 3 tuần sau khi hết sốt, kháng sinh, chống đông (Enoxaparin, Nadroparin calcium), theo dõi yếu tố đông máu và tiểu cầu 1 lần/1 tuần.

107

Cận lâm sàng trước mổ: Được xếp phẩu thuật loại I, II nên các xét nghiệm cần phải

có:

- Tổng phân tích tế bào máu 10 thơng số, trước đây gọi là CTM. - Nhóm máu.

- Ts, Tc hoặc PT, APTT. - Test HIV, HBsAg, HCV.

- Xét nghiệm nước tiểu thường quy.

- Sinh hóa máu < chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin., protein TP.

- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu. - ECG.

- Siêu âm bụng tổng quát.

Lưu ý: Riêng viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết, viễm tắc tĩnh mạch cân nhắc

khi điều trị, nếu vượt khả năng chuyển viện.

6. DỰ PHÒNG

- Đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ sinh, khi thăm khám, các thủ thuật.Đảm bảo khơng sót nhau trong tử cung, xử trí tốt các tổn thương đường sinh dục khi sinh.

- Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật nhẹ nhàng, hạn chế làm tổn thương mô, cầm máu tốt.

- Phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh dục trước, trong và sau đẻ.

- Dùng kháng sinh dự phòng đúng nguyên tắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1. Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà nội (2002), “Bài giảng Sản phụ khoa”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 210-217.

2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, Bộ Y Tế (2015), nhiễm khuẩn hậu sản, trang 108-113.

3. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế (2009), sốt sau đẻ, trang135.

4. Phác đồ điều trị sản phụ khoa, bệnh viện Từ Dũ, 2017, nhiễm khuẩn hậu sản, trang 235- 242.

5. Hướng dẫn điều trị sản phụ khoa, bệnh viện Hùng Vương, 2016, nhiễm khuẩn hậu sản, trang 225-228.

108

Tiếng Anh

6. Andy W Wong, et al. Postpartum Infection Treatment and Management, Medscape. May 23, 2012.

7. ChaimW,BustteinE. Postpartum infection treatments:a review. ExpertOpin Pharmacother Aug 2003;4(8):1297-313. [Medline].

8. Mackeen AD, Packard RE,Ota E,Speer L, Antibiotic regimens for posparman endometritis. Cochrane Database Syst Rev 2015; :CD001067.

9. French LM, Smail FM. Antibiotic regimens for endometritis after delivery. Cochrane Database Syst Rev,Oct 2004;18(4):CD001067. [Medline].

10. Yokoe DS, Christiansen CL, Johnson R, Sandu KE, et al. Epidemiology of and Surveilance for Postpartum Infectious. Emerg Infect Dis. Sep-Oct 2001;7(5):8 37-41.

109

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 114 - 117)