- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ
5. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Dị sữa: do tổn thương ống dẫn sữa. Chăm sóc tại chỗ tự liền, cai sữa. Hết sữa do tắc tia sữa, không cho con bú.
Loét vú, đầu vú: để hở vú, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vệ sinh và bơi các mỡ có chứa vitamin A, E, bôi dung dich eosin 1%, glyxerin borat.
Ổ áp xe tồn dư, tái phát. Viêm xơ tuyến vú, ung thư vú.
6. DỰ PHÒNG
Cho bú sớm và bú hết sữa cả 2 vú, không hết phải hút hết sữa tránh đọng sữa và kích thích tạo sữa mới.
Phương pháp làm bớt căng đau vú: dùng gạc ấm áp lên vú trước khi cho bú, xoa bóp cổ và lưng người mẹ, người mẹ nặn ít sữa trước khi cho bú và làm ướt đầu vú để giúp trẻ bú dễ dàng hơn. Sau khi cho bú phải nâng đỡ vú bằng một băng ngực, dùng gạc lạnh áp lên vú giữa những lần cho bú, dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
Cai sữa: giảm dần cho bú, uống ít nước, mặc áo ngực chặt. Thuốc giảm đau (Paracetamol 4v/ ngày trong 3 ngày), Parlodel 2,5mg 2v/ ngày tối thiểu 5 ngày, tối đa 20 ngày.
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Hùng Vương (2016) - Hướng dẫn diều trị 2016 - Tắc tuyến sữa, Chẩn đoán và điều trị Viêm vú- áp xe vú,tr. 157, 156-163.
2. Bệnh viện Từ Dũ (2017) - Phác đồ diều tri Sản Phụ khoa 2017 - Áp xe vú,tr. 213- 217.
3. Bộ mơn Phụ Sản Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2013) - Sản Phụ khoa -Nuôi con bằng sữa mẹ, tr. 171-182.
4. Bộ Y Tế (2013) - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ Sản - Chích áp xe vú, tr. 65-66.
5. Bộ Y Tế (2015) - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản Phụ khoa - Áp xe vú, tr. 103-107, 113-115.
6. Bộ Y Tế (2015) - Tài liệu người đỡ đẻ có kỹ năng - Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ sau đẻ, tr. 75-82.
7. Pamela Berens, Overview of the postpartum period: physiology, complications and maternal care, Uptoday, May 2018.
8. Phác đồ điều trị các vấn đề tuyến vú thường gặp ở mẹ cho con bú của Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng.
122
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THAI LƯU ĐẾN HẾT 12 TUẦN
1. ĐỊNH NGHĨA
Thai chết lưu là thai đã chết trong tử cung và khơng được tống xuất ra ngồi ngay.
2. NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà khơng tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu khơng tìm thấy ngun nhân.
2.1. Về phía mẹ
- Mẹ bị các bệnh lý mãn tính, viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao.
- Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thận.
- Mẹ bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng như sốt rét ( trong sốt rét ác tính, thai bị chết gần như 100% ), nhiễm vi khuẩn ( như giang mai ), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm, sởi...)
- Mẹ bị nhiễm độc mãn tính, cấp tính - Tuổi mẹ cao
- Dinh dưỡng kém, lao động nặng, tử cung dị dạng
2.2. Về phía con
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu thai lưu dưới 03 tháng. Có thể do di truyền từ bố mẹ, do đột biến trong qúa trình tạo nỗn, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên theo tuổi mẹ.
- Thai dị dạng. - Bất đồng yếu tố Rh.
- Đa thai, có thế mất một thai.
3. CHẨN ĐỐN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
Triệu chứng thường âm thầm, khó phát hiện.
Bệnh nhân có dấu hiệu có thai: Chậm kinh, nghén, bụng to dần. Sau đó ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay màu đen. Tử cung nhỏ dần, bé hơn tuổi thai. Khi khám tử cung bé hơn tuổi thai, tử cung có khi chắc hơn so với thai đang sống.
3.1.2. Cận lâm sàng
- HCG: Bình thường βHCG tăng gấp đơi mỗi 1.4 - 2.1 ngày, trong thai lưu βHCG giảm so với xét nghiệm trước đó.
123 - Siêu âm: - Siêu âm:
+ Âm vang thai rõ mà không thấy hoạt động của tim thai trong buồng tử cung. + Chỉ thấy túi ối mà không thấy âm vang thai (túi ối rỗng).
+ Gần như chắc chắn nếu có túi ối > 35mm, bờ méo mó, khơng đều. + Nếu nghi ngờ, kiểm tra lại sau 1 tuần xem tiến triển của túi ối.
- Sinh sợi huyết: quan trọng cần làm trước can thiệp cho thai ra , sinh sợi huyết giảm có thể tới 0, càng lâu càng giảm, khi < 2g/l là nguy cơ rối loạn đông máu.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu, nếu tăng cao thì nguy cơ nhiễm khuẩn ối. - Nhóm máu, PT, APTT .
3.2. Chẩn đốn phân biệt
- Thai cịn sống: nhầm khi thai cịn nhỏ hoặc tính nhầm kinh , kể cả siêu âm cũng có thể nhầm nên khơng chẩn đốn vội vàng , phải khám nhiều lần để tránh nhầm.
- Thai ngoài tử cung: nhầm vì khi thai lưu sắp sảy cũng đau bụng như thai ngoài tử cung, cũng có ra máu âm đạo, tử cung cũng nhỏhơn tuổi thai , khác là thai ngồi tử cung thì sờ thấy tử cung mềm, khối nề cạnh tử cung, khơng rõ ranh giới, ấn đau. Chẩn đốn xác định bằng siêu âm.
- Chửa trứng: nhầm vì cũng có dấu hiệu có thai, tử cung nhỏ hơn tuổi thai (chửa trứng thoái triển), ra máu âm đạo, βHCG cũng giảm (chửa trứng thoái triển). Khác là nghén nhiều, siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi, chùm nho, ruột bánh mì. Nếu siêu âm khơng phân biệt được thì làm giải phẫu bệnh tổ chức nạo.
- Doạ sẩy thai: nhầm vì có dấu hiệu có thai, cũng đau bụng và ra máu âm đạo. Khác: tử cung bằng tuổi thai , dọa sẩy thì siêu âm có âm vang thai và tim thai (+).
- U xơ tử cung: có ra máu âm đạo, βHCG(-), hình ảnh siêu âm khối u giống khối thai chết lưu (thai lưu thối hóa). Khác là khơng có dấu hiệu có thai, tiền sử rong kinh rong huyết, tử cung lớn, sờ có nhân rắn, khơng đau, di động cùng tử cung.
ĐIỀU TRỊ 4.1. Nguyên tắc 4.1. Nguyên tắc
Không vội, cần chẩn đốn chính xác và chuẩn bị bệnh nhân, làm các xét nghiệm cần thiết. Đảm bảo bệnh nhân khơng có rối loạn đơng máu trước khi can thiệp. Khi có chẩn đốn xác định và chuẩn bị đủ thì lấy thai càng sớm càng tốt.
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Nội khoa
Gây sẩy thai nội khoa
Chống chỉ định
124
- Hẹp van 2 lá, tắc mạnh hoặc có tiền sử tắc mạch. - Bệnh lý tuyến thượng thận.
- Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông. - Thiếu máu nặng và trung bình.
- Di ứng với Mifepristone hoặc Misoprostol.
- Chẩn đốn chắc chắc hoặc nghi ngờ thai ngồi tử cung. - Có thai tại vết sẹo mổ cũ ở tử cung.
4.2.1.2. Tương đối