Vỡ tử cung Hồi sức nội khoa:

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 98 - 100)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

4.2.2. Vỡ tử cung Hồi sức nội khoa:

Hồi sức nội khoa:

- Đánh giá và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở. - Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy.

- Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua 0,9%; dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, truyền máu và các chế phẩm của máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.

- Kháng sinh liều cao, có thể phối hợp 2 loại kháng sinh. - Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.

Mổ cấp cứu:

- Tùy tổn thương tử cung và nguyện vọng sinh đẻ của sản phụ mà quyết định cắt tử cung hay bảo tồn tử cung.

- Chỉ bảo tồn tử cung khi điều kiện cho phép: người bệnh trẻ tuổi muốn cịn sinh đẻ, vết rách mới, gọn khơng nham nhở, chưa có đấu hiệu nhiễm trùng.

- Phẫu thuật cắt tử cung bán phần hoặc hồn tồn. Nếu có tổn thương cổ tử cung thì nên cắt tử cung hoàn toàn.

- Kiểm tra kỹ các tạng liên quan, nhất là niệu quản và bàng quang để xử trí các tổn thương kịp thời tránh bỏ sót.

Thuốc sau mổ:

- Dịch truyền.

- Kháng sinh trong hoặc sau mổ. Cephalosporine thế hệ 2, 3 + kị khí - Giảm đau, vitamin

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

- Tử vong mẹ và thai: nếu khơng được xử trí kịp thời, nhất là vỡ tử cung xảy ra ở các tuyến khơng có khả năng phẫu thuật.

- Cắt tử cung: tỷ lệ cắt tử cung cao ở những trường hợp vỡ tử cung.

- Tổn thương tạng: có thể tổn thương bàng quang, niệu quản, mạch hạ vị, đại -trực tràng khi vỡ tử cung và trong khi phẫu thuật xử trí vỡ tử cung.

6. PHỊNG BỆNH

- Quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các nguy cơ đẻ khó như khung chậu hẹp, khung chậu méo, thai to, ngôi bất thường đặc biệt đối với vết mổ cũ.

- Đánh giá lại thai kỳ và dự định phương pháp sinh khi thai 39 tuần có vết mổ cũ. - Đối với thai phụ có vết mổ cũ trên cơ tử cung nên ngừa thai ít nhất 1 năm.

91

- Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng, phát hiện các dấu hiệu bất tương xứng thai và khung chậu, cơn go cường tính.

- Đối với thai kỳ có chỉ định mổ lấy thai nên được mổ chủ động hoặc ngay khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ.

- Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1. Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà nội (2002), “Bài giảng Sản phụ khoa”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 153-159.

2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, Bộ Y Tế (2015), vỡ tử cung, trang 99-102.

3. Phác đồ điều trị sản phụ khoa, bệnh viện Từ Dũ, 2015, vỡ tử cung, trang 41-44. 4. Phác đồ điều trị sản phụ khoa, bệnh viện Hùng Vương, 2016, vỡ tử cung, trang 207- 209.

Tiếng Anh

1. Al-Zirqi, I., Stray-Pedersen, B., Forsen, L. & Vangen, S. Uterine rupture after previous caesarean section. BJOG. 117, 809–820, doi: 10.1111/j.1471- 0528.2010.02533.x (2010).

2. Chibber R, El-Saleh E, Al Fadhli R, Al Jassar W, Al Harmi J (2010) Uterine rupture and subsequent pregnancy outcome—how safe is it? A 25- year study. J Matern Fetal Neonatal Med 23(5):421–424.

3. Ronel, D., Wiznitzer, A., Sergienko, R., Zlotnik, A. & Sheiner, E. Trends, risk factors and pregnancy outcome in women with uterine rupture. Arch. Gynecol. Obstet. 285, 317–321, doi: 10.1007/s00404-011-1977-8 (2012).

4. Smith, D., Stringer, E., Vladutiu, C. J., Zink, A. H. & Strauss, R. Risk of uterine rupture among women attempting vaginal birth after cesarean with an unknown uterine scar. Am. J. Obstet. Gynecol., doi:10.1016/j.ajog.2015.01.056 (2015).

92

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 98 - 100)