Xử trí băng huyết sau sinh sớm

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 101 - 103)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

4.2.1. Xử trí băng huyết sau sinh sớm

4.2.1.1. Hồi sức nội khoa

- Hồi sức tích cực + co hồi tử cung + tìm nguyên nhân. - Huy động tất cả mọi người để cấp cứu.

- Đánh giá tình trạng mất máu và thể trạng chung của sản phụ (các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ).

- Cho sản phụ nằm đầu thấp, ủ ấm, thở oxy.

- Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua 0,9%, dung dịch cao phân tử như gelafuldin, heasteril, truyền máu và các chế phẩm của máu. Lượng dịch, máu truyền và tốc độ truyền phụ thuộc tình trạng sản phụ và lượng máu mất.

- Xác định nguyên nhân 4T, tiến hành xử trí đờ tử cung trong khi tìm các nguyên nhân khác (xoa đáy tử cung liên tục, ép tử cung bằng hai tay, thuốc co hồi tử cung).

- Sử dụng thuốc:

Oxytocin 5UI: 4 ống pha 500 ml dịch tinh thể, tối đa 80 UI. Tác dụng phụ: Nhức đầu,

chóng mặt, buồn nơn, tim đập nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp, nổi mẩn ở da.

Methyl- Ergometrin 0.2 mg: 1 ống tiêm bắp (TB) hay tiêm vào cơ tử cung (không bao

giờ tiêm tĩnh mạch), tối đa 5 liều, không sử dụng: tiền căn cao huyết áp, hội chứng Raynaud.

Carbetocin (Duratocin 100 mcg/ml): 1 ống 1 ml tiêm tĩnh mạch chậm, chỉ một liều

duy nhất.

• Carbetocin hiệu quả gấp 100 lần so với oxytocin. • Carbetocin được chỉ định và sử dụng lâm sàng như:

• Carbetocin được chỉ định ngăn ngừa mất trương lực tử cung và xuất huyết hậu sản sau mổ lấy thai chủ động.

• Tiền sử phải truyền máu hoặc tiêm sắt sucrose trước hoặc sau sinh. • Tiền sử bị lưu bánh nhau.

• Sinh nhiều con. • Song thai-đa thai.

• Thai to (chiều cao đáy >40cm hoặc trọng lượng thai dự đoán 3.8-4.0kg bằng siêu âm) • Đa ối.

• Thúc sinh bằng oxytocin ít nhất 4 tiếng. • Sinh kéo dài.

94

• Sản phụ ít bị mất máu hơn (phục hồi nhanh hơn, ít cần truyền máu, ít biến chứng) • Giảm nguy cơ BHSS trầm trọng (giảm nhu cầu truyền máu, giảm nguy cơ tử vong) • Ít cần các biện pháp can thiệp thêm (an tâm hơn khi sử dụng)

• Co hồi tử cung nhanh hơn (phục hồi nhanh hơn)

• Độ an tồn tương tự như oxytocin (an tâm hơn cho các BS, nhất là đối với các bệnh nhân bị tăng HA)

• Sử dụng thuận tiện với 1 liều duy nhất (giảm khối lượng công việc cho y tá, nữ hộ sinh)

• Tác dụng lâm sàng nổi trội: (giảm lượng máu mất, giảm nhu cầu dùng thêm thuốc, giảm nhu cầu xoa đáy tử cung).

• Liều lượng và cách dùng: 1 liều đơn 100µg (1ml) Carbetocin được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm trong 1 phút, chỉ khi đã hồn tất việc sinh đứa trẻ. Carbetocin có thể được dùng trước hoặc sau khi sổ nhau.

Prostaglandin F2 alpha (Carboprost tromethamine): 250 mcg TB mỗi 15-20 phút

(nếu cần, tổng liều là 2 mg), nếu khơng có hen suyễn và cao huyết áp.

Prostaglandin E1 (Misoprostol: Cytotec) 200 mcg: từ 600-800 mcg đặt hậu môn 1

lần duy nhất, có thể dùng cho người cao huyết áp hay hen suyễn. Theo dõi nhiệt độ sản phụ vì có thể sốt 400C.Sử dụng khi khơng sử dụng được Oxytocin.

- Thông tiểu và theo dõi lượng nước tiểu.

- Làm xét nghiệm cơ bản: nhóm máu, huyết đồ, đơng máu tồn bộ.

4.2.1.2. Xử trí sản khoa: xác định nguyên nhân và xử trí theo nguyên nhân

Rau chưa bong:

- Nguyên nhân là rau bám chặt, rau cầm tù hoặc rau cài răng lược.

- Bóc rau nhân tạo và kiểm sốt tử cung sau khi đã hồi sức và giảm đau cho sản phụ. - Dùng thuốc co bóp tử cung sau khi kiểm soát tử cung. Kháng sinh dự phịng bội nhiễm.

- Trong q trình bóc rau có thể chẩn đốn xác định rau cài răng lược. Nếu rau cài răng lược hồn tồn thì tiến hành cắt tử cung ngay. Nếu rau cài răng lược bán phần thì tùy mức độ gai rau đâm xuyên vào lớp cơ tử cung nhiều hay ít mà xử trí: bảo tồn tử cung nếu có thể bóc được hồn tồn bánh rau bằng tay, nếu khơng bóc rau được phải cắt tử cung để cầm máu.

Rau đã bong:

- Nguyên nhân là đờ tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục, lộn tử cung, vỡ tử cung hoặc rối loạn đơng máu.

- Kiểm sốt tử cung sau khi giảm đau cho sản phụ: lấy hết rau, màng rau và máu cục trong buồng tử cung; kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 101 - 103)