CHĂM SÓC HẬU SẢN THƯỜNG 1 Chăm sóc bà mẹ

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 137 - 139)

- Tăng huyết áp.

3. CHĂM SÓC HẬU SẢN THƯỜNG 1 Chăm sóc bà mẹ

3.1. Chăm sóc bà mẹ

Mục tiêu:

+ Chăm sóc, theo dõi các hiện tượng sinh lý bình thường trong thời kỳ hậu sản.

+ Giải thích và hướng dẫn cho sản phụ và gia đình những thắc mắc, sinh hoạt hằng ngày, nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị dự phòng các biến chứng sau đẻ: chảy máu, nhiễm trùng…

3.1.1. Chăm sóc tinh thần

Sản phụ nằm viện 5 ngày sau đẻ, có sự theo dõi của bác sỹ, nữ hộ sinh và gia đình chăm sóc để sản phụ yên tâm, vui vẻ, hồi phục sức khỏe nhanh sau đẻ, cho con bú.

Vệ sinh:

Buồng bệnh n tĩnh, thống khí, mát khi nóng, ấm khi rét. Phục vụ tốt, tránh lây lan, nhiễm khuẩn.

Quần áo sạch sẽ, rộng rãi, thống mát thấm mồ hơi, ấm về mùa đông.

Chế độ ăn, thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, kiêng thức ăn có tích chất kích thích.

Theo dõi:

Mạch, huyết áp, nhiệt độ.Theo dõi sự co hồi tử cung và sản dịch.Chăm sóc tầng sinh mơn.Theo dõi đại tiểu tiện.Chăm sóc vú.

3.1.2. Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ

+ Từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 6 : 01 lần / 01 giờ.

130

3.1.3. Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch

+ Sau khi sinh tử cung trên khớp vệ 13 cm, mỗi ngày tử cung co lại 1 cm, 12 đén 13

ngày sau khơng cịn sờ thấy tử cung trên khớp vệ.

+ Sản dịch: 3 ngày đầu sản dịch gồm máu cục và lỗng nên có màu đỏ sẫm, ngày thứ 4

đến 8 sản dịch loãng hơn gồm chất nhầy lẫn máu, ngày thứ 8 trở đi sản dịch khơng có màu.Mùi tanh nồng khơng hơi.

3.1.4. Chăm sóc tầng sinh môn

+ Làm thuốc âm hộ 01 lần / ngày.

+ Vết may tầng sinh môn phải không tấy đỏ,không chảy dịch.

3.1.5. Theo dõi đại tiểu tiện

+ Động viên sản phụ vận động sớm, trong vòng 12 giờ phải đi tiểu được, nếu sau 12 giờ chưa đi tiểu được,cầu bàng quang (+) là bí tiểu thì phải thông đái lưu 48 giờ và kẹp xả 4-6 giờ / lần.

+ Sau 03 ngày chưa đi đại tiện được thì coi là táo bón.

3.1.6. Chăm sóc vú và cho bé bú

+ Động viên hướng dẫn mẹ cho bé bú sớm trong 30 phút đầu sau sinh.

+ Lau sạch vú gạc mềm tẩm nước muối sinh lý hay nước ấm trước và sau khi cho con

bú.

3.1.7. Sử dụng thuốc và kháng sinh

+ Kháng sinh: chỉ dùng khi có nguy cơ nhiễm trùng tiềm tàng như soát tử cung,ối vỡ sớm. Kháng sinh đường uống nhóm beta- lactam.

+ Bổ sung viên sắt và canxi.

3.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh bình thường được nằm với mẹ ngay từ khi sinh (phương pháp da kề da)

3.2.1. Khám trẻ hàng ngày

+ Bác sĩ khám em bé hằng ngày. (Mời bác sĩ nhi sơ sinh khi khám phát hiện bất thường)

3.2.2. Chăm sóc trẻ hàng ngày

+ Chăm sóc rốn: Rốn được kẹp cắt tại phòng sinh bằng dụng cụ chuyên dụng và vô khuẩn, không băng rốn, kẹp rốn sẽ được tháo sau 24 giờ. Làm thuốc rốn hàng ngày bằng gạc vô khuẩn với nước muối sinh lý.

+ Tắm cho bé: Sau sinh 24 giờ trẻ sẽ được tắm bằng nước ấm sạch, cách ngày tắm một lần. Trẻ đang chiếu đèn thì chỉ cần vệ sinh bằng cách lau trẻ bằng khăn sạch và nước ấm.

131

+ Giữ ấm: Nhiệt độ phịng ln đảm bảo từ 28 tới 30 độ C. Trẻ dược mặc quần áo tã lót bằng vải sợi bông mềm, sạch sẽ.

+ Dinh dưỡng: Cho trẻ bú mẹ sớm ngay sau sinh không được cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn nào khác. Trường hợp mẹ chưa tiết sữa hay sữa khơng đủ thì được tư vấn và mua sữa mẹ thanh trùng tại ngân hàng sữa mẹ.

+ Theo dõi vàng da: Vàng da sinh lý gặp ở 85-90% trẻ sơ sinh, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau sinh. Trẻ sơ sinh non tháng thì kéo dài hơn. Nếu trẻ vàng da nặng thì mời bác sĩ nhi sơ sinh khám bé thêm.

+ Theo dõi đại tiểu tiện:Trong vòng 24 giờ sau sinh trẻ phải đi phân su và tiểu.

+ Bổ sung vitamin K1 1mg tiêm bắp: Tại khoa sinh để chống chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin.

+ Chủng ngừa: tiêm phòng viêm gan siêu vi B liều sơ sinh.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 137 - 139)