HẬU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 104 - 106)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

5. HẬU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Tử vong mẹ: là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ sau sinh.

5.2. Tổn thương tạng: bàng quang, niệu quản, ruột, bó mạch hạ vị và vùng chậu khi xử

trí.

5.3. Phải cắt tử cung: do thất bại với các điều trị bảo tồn.

5.4. Hội chứng Sheehan: chảy máu nặng có thể dẫn tới hoại tử một phần hoặc toàn bộ

thùy trước tuyến yên gây suy tuyến yên, biểu hiện bằng dấu hiệu vơ kinh, rụng lơng, rụng tóc, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, mất sữa.

5.5. Biến chứng khác: sự mất máu nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của

sản phụ, có thể gây suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu và dễ nhiễm khuẩn hậu sản. Bên cạnh đó việc truyền máu điều trị chảy máu sau đẻ làm tăng các nguy cơ và biến chứng của truyền máu.

6. PHÒNG BỆNH

- Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các nguy cơ cao. - Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ: kéo dây rốn có kiểm sốt.

- Trong những trường hợp nguy cơ cao BHSS: có thể sử dụng sớm Carbetocin 100mcg 1 ống tĩnh mạch chậm, một liều duy nhất.

- Áp dụng vẽ biểu đồ chuyển dạ, không để xảy ra chuyển dạ kéo dài. Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng.

97

- Đỡ sinh đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương đường sinh dục. Khi có tổn thương đường sinh dục cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

- Theo dõi sát sản phụ 6 giờ đầu sau sinh, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để phát hiện sớm các trường hợp chảy máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện Hùng Vương (2016) - Hướng dẫn điều trị 2016 - Xử trí băng huyết khi mổ lấy thai và sau sinh, tr. 210- 218.

2. Bệnh viện Từ Dũ (2017) - Phác đồ diều trị Sản Phụ khoa 2017 -Băng huyết sau sinh, tr. 45-49.

3. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2013) - Sản Phụ khoa - Băng huyết sau sinh, tr. 359-370.

4. Bộ Y Tế (2015) - Tài liệu người đỡ đẻ có kỹ năng - Phát hiện và xử trí chảy máu sau đẻ, tr. 70-75.

5. ACOG Practice Bulletin N 76, October 2006.

6. A. Metin Gulmezoglu, Theresa A. Lawrie, Natasha Hezelgrave et al (2016), Interventions to reduce Maternal and Newborn Morbidity and Mortality, Reproductive, Maternal, Newborn, and Child Health, pp. 115-137.

7. Michael A. Belfort, Overview of the postpartum hemorrhage, UpToDate, May 2018. 8. RANCOG. Management of Postpartum Haemorrhage; May 2015.

9. World Health Organization. WHO recommendations for the prevention of postpartum haemorrhage. Geneva: WHO; 2012.

98

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐIỂU TRỊ SÓT NHAU SĨT THAI

1. ĐỊNH NGHĨA

Sót nhau/sót thai là tình trạng cịn sót lại mơ nhau hoặc thai trong tử cung sau sẩy thai nội khoa hoặc sau thủ thuật.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)