- Siêuâm thấy hình ảnh khối giảm âm dạng hình ống, nhiều thùy; thành dày; vách dày khơng hồn tồn; dính với tử cung ( với độ nhạy cao 70 80%).
2. Phác đồ điều trị Băng huyết trong sẩy thai của Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng.
36
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RONG KINH – RONG HUYẾT 1. ĐỊNH NGHĨA 1. ĐỊNH NGHĨA
1.1. Kinh nguyệt
Là xuất huyết âm đạo có chu kỳ, do lớp màng nội mạc tử cung tróc ra sau khi chịu tác dụng của nội tiết, xảy ra sau rụng trứng, có đặc điểm về thời gian, khoảng cách, lượng máu và triệu chứng đi kèm hầu như cố định với mỗi cá nhân.
Kinh nguyệt bình thường có thời gian hành kinh 3- 7 ngày, số lượng máu kinh mất trong một kỳ khoảng 30-80 ml, chu kỳ kinh nằm trong khoảng 24- 32 ngày.
1.2. Rong kinh
Là hiện tượng có kinh đúng chu kỳ, nhưng kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh có thể nhiều, trung bình hay ít.
1.3. Rong huyết
Là hiện tượng ra máu âm đạo khơng có chu kỳ, nhiều khi nhầm lẫn với kinh nguyệt không đều.
Trên lâm sàng, rong huyết có thể xảy ra trên phụ nữ khơng có thai hay đang mang thai.
2. NGUYÊN NHÂN
Rong kinh – rong huyết có thể do nguyên nhân thực thể hay do nguyên nhân chức năng.
2.1. Nguyên nhân thực thể
Liên quan đến thai nghén: Doạ sẩy thai, sẩy thai, thai ngoài tử cung, thai lưu, bệnh lý nguyên bào nuôi.
Bệnh lý đường sinh dục: U xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư sinh dục.
Do chấn thương, dị vật đường sinh dục.
Do các bệnh lý: Giảm tiểu cầu, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn. Do sử dụng các thuốc liên quan nội tiết như estrogen, progesterone, tamoxifen, các thuốc liên quan đến chức năng đông chảy máu như heparin, aspirin, sintrom hoặc các dụng cụ tránh thai.
2.2. Nguyên nhân chức năng: Chia theo nhóm tuổi
Tuổi dậy thì: Rối loạn phóng nỗn.
Tuổi tiền mãn kinh: Vịng kinh khơng phóng nỗn.
37
3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Lâm sàng 3.1. Lâm sàng
Xác định nguồn gốc chảy máu: Khám phụ khoa để tìm nguyên nhân chảy máu từ tử cung, cổ tử cung hay âm đạo, âm hộ, niệu đạo, trực tràng.
Xác định nguyên nhân chảy máu:
Hỏi bệnh sử, tiền sử, khám thực thể để tìm ngun nhân thực thể.Chẩn đốn xuất huyết tử cung chức năng khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể.
Xác định mức độ máu mất: dựa vào dấu hiệu khám lâm sàng kết hợp với công thức máu (Hồng cầu, Hb, Hct).
3.2. Cận lâm sàng
Huyết học: Công thức máu, chức năng đông máu, ferritin huyết thanh. Sinh hoá: SGOT, SGPT, urê, creatinin.
Nội tiết: Prolactin máu, FSH, chức năng tuyến giáp, progesterone, beta hCG. Hình ảnh học: Siêu âm phụ khoa, MRI.
Khác: Phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết tử cung từng phần (sinh thiết tầng), nội soi buồng tử cung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách sản phụ khoa 2007 – ĐH Y Dược TP HCM: Rối loạn kinh nguyệt. 2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2015 - Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM. 3. Hướng dẫn điều trị 2016 – Bệnh viện Hùng Vương TP. HCM.
38
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUYỂN DẠ SINH THƯỜNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Chuyển dạ là gì
Định nghĩa: Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung là cho CTC xoá mở dần và kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra với tuổi thai từ 37 đến 41 tuần ( Trung bình 40 tuần) gọi là đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngồi tử cung.
1.2. Một cuộc chuyển dạ đẻ có 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Là giai đoạn xoá mở CTC từ khi có chuyển dạ thực sự đến khi CTC mở trọn.
Giai đoạn 1a: Từ khi cổ tử cung bắt đầu xoá đến khi cổ tử cung mở 3 cm gọi là pha tiềm tàng, thời gian 8 giờ.
Giai đoạn 1b: Từ lúc cổ tử cung mở 3 cm đến 10 cm (mở hết) gọi là pha tích cực, thời gian 7 giờ.
Giai đoạn 2: Là giai đoạn sổ thai từ khi CTC mở trọn đến khi thai được sổ thai.Trung bình 30 phút – 1 giờ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau. Từ khi sổ thai đến rau sổ. Trung bình 30 phút – 1 giờ.
2. CHỈ ĐỊNH
Cho mọi trường hợp có chỉ định theo dõi đẻ đường âm đạo.