ĐIỀU TRỊ 1 Nội khoa

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 106 - 108)

- Nếu ngôi thai lọt, CTC mở trọn, cho sinh thật nhanh bằng ngã dướ

3. ĐIỀU TRỊ 1 Nội khoa

3.1. Nội khoa

3.1.1. Chỉ định

- Ứ dịch lòng tử cung.

- Nghi sót nhau kích thước nhỏ (dưới 3x3 cm).

3.1.2. Điều trị

- Oxytocine 5UI 1 – 2 ống tiêm bắp x 3 ngày.

Hoặc Misoprostol 200mcg ngậm dưới lưỡi 2viên x 2 lần/ ngày x 2-3 ngày. - Kháng sinh ngừa nhiễm trùng.

3.2. Ngoại khoa

3.2.1. Chỉ định

99

3.2.2. Điều trị

- Hút kiểm tra buồng tử cung (thực hiện các bước như hút thai theo yêu cầu. Nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm).

- Gửi giải phẫu bệnh mô sau hút.

- Kháng sinh điều trị (cephalosporin thế hệ 2,3 uống hoặc tiêm). - Thuốc tăng co hồi tử cung nếu cần.

- Vitamin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ Bệnh viện Từ Dũ (2016).

100

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN SAU ĐẺ THƯỜNG

1. ĐỊNH NGHĨA

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản (6 tuần lễ sau sinh). Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ.

2. PHÂN LOẠI

Gồm: Nhiễm khuẩn âm hộ âm đạo tầng sinh môn, viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung viêm dây chằng rộng phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch.

3. NGUYÊN NHÂN

- Rất nhiều loại vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn sau sinh, vi khuẩn từ cơ thể người sản phụ, người xung quanh, từ dụng cụ đỡ đẻ, lấy nhau, san chấn đường sinh dục. Trong đa số trường hợp vi khuẩn tìm thấy ở ruột, tầng sinh mơn, âm đạo, cổ tử cung. Hầu hết vi khuẩn có liên quan là Staphylococcus hoặc Streptococcus và nhóm Gram âm.

- Thường do nhiều vi khuẩn nhóm cầu trùng Gram dương, Bacteroides và Clostridium là nhóm vi khuẩn kị khí chiếm ưu thế. Escherichia Coli và cầu trùng Gram dương thì nhìn chung liên quan đến ái khí.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA (Trang 106 - 108)