Xu thế dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Xu thế dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học

1.3.1.1. Xu thế của thế giới về việc dạy học 02 buổi/ ngày ở tiểu học

Hình thức hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày đã có cách đây khá lâu ở nhiều nước trên thế giới như châu Âu, châu Mỹ và ngay các nước trong khu vực châu Á như; Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,…cũng đã áp dụng đại trà có hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm để chúng ta học hỏi.

Ở Nhật Bản và Thái Lan, Singapore,…do điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp phát triển nên HS đi học ăn, ở tập trung tại trường vào buổi trưa,

không về trong ngày, có xe đưa đón HS đến trường, có bộ phận quản lý, cấp dưỡng chuyên lo cho công tác hậu cần để cho HS ăn trưa tại trường. Yêu cầu đặt ra ở các nước là cần đạt về phẩm chất và năng lực

* Yêu cầu về phẩm chất: Theo tài liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD) và CTGDPT mới thì yêu cầu về phẩm chất.

Singapore tập trung vào 06 giá trị là tôn trọng, trách nhiệm, chính trực, chu đáo, kiên cường, hòa đồng.

Thái Lan hướng đến 07 giá trị truyền thống và 07 giá trị hiện đại.

Giá trị truyền thống gồm: Thân ái, chăm sóc, chia sẻ; Bình tâm; Nhã nhặn, lịch sự; Giản dị; Yêu hòa bình và hài hòa; Yêu gia đình; Yêu nước.

Giá trị hiện đại gồm: Tự trọng, tự tin; Tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền; Khoan dung; công lý và công bằng; Trách nhiệm; Hài hòa giữa tinh thần dân tộc và quốc tế; Yêu và bảo vệ thiên nhiên.

Hàn Quốc tập trung vào 04 giá trị: Trung thực, quan tâm, chính nghĩa, trách nhiệm. Nhật Bản xác định 06 mục tiêu và 03 trọng điểm: 06 mục tiêu là Tôn trọng nhân phẩm, lòng yêu quý và cuộc sống; Kế thừa phát triển văn hóa truyền thống và sáng tạo văn hóa giàu tính cá nhân; Nỗ lực hình thành, phát triển xã hội và đất nước dân chủ; Có đóng góp cho sự phát triển một thế giới hòa bình; Có thể tự quyết định một cách độc lập; Có ý thức đạo đức: kỷ luật, tự kiềm chế, tinh thần tập thể. 03 trọng điểm là tôn trọng cuộc sống; Quan hệ cá nhân và cộng đồng; Ý thức về trật tự dọc.

* Yêu cầu về năng lực: Theo tài liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD) thì yêu cầu về năng lực có 03 nhóm năng lực cốt lõi

Sử dụng có tính tương tác các phương tiện thông tin và dụng cụ là khả năng sử dụng tương tác ngôn ngữ, ký hiệu và văn bản, khả năng sử dụng tương tác trí thức và thông tin; khả năng sử dụng tương tác các công nghệ.

Tương tác giữa các nhóm không đồng nhất gồm: Khả năng duy trì các mối quan hệ tốt với những người khác; khả năng hợp tác; khả năng giải quyết các xung đột.

Khả năng hành động tự chủ gồm: Khả năng hành động trong các nhóm phức hợp; khả năng tổ chức và thực hiện kế hoạch về cuộc sống và dự án cá nhân; khả năng nhận thức các quyền, lợi ích, giới hạn và nhu cầu các nhân (29, tr. 38).

Để phát triển người học theo phẩm chất và năng lực như trên, các nước trên thế giới xác định cho học sinh về yêu cầu cần hướng tới để phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học 02 buổi/ ngày. Mục tiêu là giúp HS chủ động hơn về kiến thức đã học, tiến hành thực hành thực tế nhiều hơn vào buổi dạy thứ 2, đảm bảo cho HS đạt chuẩn kiến thức đã học và biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Về nội dung, chương trình: Thực hiện theo hình thức tự chọn của trường theo khung chương trình của Bộ ban hành nhưng được cụ thể hóa theo kế hoạch dạy học của từng trường, từng vùng theo đối tượng HS. Hiệu trưởng, GV chủ động trong kế hoạch dạy học, không rập khuôn theo bất cứ một môn dạy nào, số lượng HS ở đây chỉ

có từ 20 đến 25 HS/ lớp nên GV rất dễ quan sát, hướng dẫn HS. Một điều đáng chú ý ở mô hình này ở các nước:

Thứ nhất là phân công nhiệm vụ cụ thể trong khâu tổ chức: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV, nhân viên đều có nhiệm vụ cụ thể và mỗi bộ phận đều xây dựng kế hoạch riêng và phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ hai là quan tâm rất nhiều đến việc giáo dục thể chất cho HS, GV thể dục ở các nước thực hiện mô hình dạy 02 buổi/ ngày là theo từng nội dung riêng, chứ không như ở nước ta là mỗi trường chỉ có 01- 02 GV; họ có GV theo chuyên môn: Bơi lội, điền kinh, đá cầu,….giờ nào thì GV đó. Cái đáng chú ý nữa là rất quan tâm việc phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu.

Về CSVC, trang thiết bị: Đảm bảo điều kiện dạy học như sân chơi, bãi tập, đồ dùng dạy học, trang thiết bị học tập và các điều kiện thiết yếu khác.

Định hướng trong xu thế hiện nay, mô hình dạy học 02 buổi/ ngày ở tiểu học đang được các nước trên thế giới quan tâm, bởi vì, đây là loại hình có tính ưu việt của nó vừa đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho HS, vừa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong điều kiện phát triển như hiện nay.

1.3.1.2. Xu thế của Việt Nam về việc dạy học 02 buổi/ ngày ở tiểu học

Trong đường lối phát triển GDĐT nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu để ngày càng nhiều trường tiểu học đủ điều kiện học 02 buổi/ ngày tại trường, được học ngoại ngữ, tin học”. Đặc biệt là sau hội nghị bàn về kế hoạch chuyển dần trường tiểu học dạy học nửa ngày sang 02 buổi/ ngày do Bộ GDĐT và viện NCKHGD tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 4 năm 1996, nhiều nhà QLGD đã tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà trường và hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học 02 buổi/ ngày.

Theo CTGDPT mới. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân HS được chú trọng đến 5 phẩm chất: “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” và 8 năng lực: “năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực khoa học, năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học” thì nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục tiểu học là phải thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học nhằm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện (kể từ tháng 4 năm 1996), theo thống kê hiện nay toàn quốc gần 80% số học HS trong cả nước đang được học 02 buổi/ ngày theo chương trình hiện hành. Các tỉnh đồng bằng, thành phố, ở những trường có đủ điều kiện, hầu hết đều đã tổ chức dạy học theo mô hình này. Nguyên nhân một số địa phương chưa tổ chức được cho học sinh học 02 buổi/ ngày là khó khăn về quỹ đất,

kinh phí và điều kiện sống của người dân. Để thực hiện được quy định của chương trình mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với HS những nơi khác. Qua thực tiễn cho thấy, tính ưu việt và chất lượng giáo dục của mô hình trường dạy học 02 buổi/ ngày cao hơn hẳn so với các trường dạy học nửa ngày. Vì HS có thời gian trong ngày rèn luyện học tập ngay tại trường, đáp ứng được yêu cầu kỹ năng, kiến thức cần đạt.

Với nhu cầu học tập và phát triển ngày càng cao của xã hội và hội nhập quốc tế, trường tiểu học cần phải được tổ chức dạy học với nội dung, phương pháp, kế hoạch và thời gian hợp lý, đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và nhất là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Do vậy, xu thế ở Việt Nam, nhất là ở các huyện miền núi cần phải tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học là điều kiện tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)