Phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác QLGD chưa thật sự đổi mới, một số CBQL còn thiếu năng động, sáng tạo, làm việc cầm chừng và thiếu năng lực điều hành trong quản lý, chưa sâu sát, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động trong công tác, việc nắm bắt thông tin và

xử lý công việc chậm, chưa làm hết chức năng tham mưu. Công tác quản lý còn mang nặng tính hình thức, báo cáo không kịp thời gây trở ngại trong việc theo dõi, quản lý và chỉ đạo chung.

Công tác XHH giáo dục chưa được quan tâm, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tinh thần trách nhiệm của một số giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục mới hiện nay. Phần nhiều giáo viên chỉ quan tâm chú trọng việc dạy đủ kiến thức, kỹ năng ở 02 môn Toán, Tiếng Việt, xem nhẹ các môn khác; hay chú ý soạn giảng vào các buổi sáng chính khóa, buổi tăng cường thường hay tập trung giải bài tập, ôn lại kiến thức ở buổi thứ nhất, ít chuẩn bị và nắm bắt tình hình đối tượng học sinh trong lớp.

Công tác quản lý chuyên môn còn mang nặng tính hành chính, thiếu sâu sát, thiếu kiểm tra, đánh giá nên chưa có các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học 02 buổi/ ngày. Chưa quản lý chặt chẽ giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn, nhân viên phục vụ, bộ phận bán trú. Một số trường còn giao phó cho giáo viên theo sự phân công, ít tổ chức chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh nên chưa có kế hoạch điều chỉnh, sắp xếp kịp thời, phù hợp với từng thời điểm của năm học.

Hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường chưa được phong phú, hấp dẫn để tạo điều kiện thu hút học sinh đến trường.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan

Địa hình phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại không thuận lợi ở các trường miền núi và miền biển. Các trường và điểm trường lẻ ở cách xa nhau nên khó khăn trong công tác quản lý và quy hoạch mạng lưới trường lớp. Nhiều điểm trường chưa được quy hoạch, diện tích quá nhỏ, cảnh quan môi trường chưa được xanh, sạch, đẹp, thiếu sân chơi bãi tập để tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến lớp. Đời sống kinh tế của đại đa số nhân dân có phát triển nhưng có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Sự quan tâm của phụ huynh đối với học sinh chưa cao, vẫn còn tư tưởng giao phế cho nhà trường. Con em trong độ tuổi đến trường còn quá khó khăn, nên phụ huynh không thường xuyên quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em mình.

Việc đầu tư phát triển xây dựng cơ sở trường lớp tuy có quan tâm hơn, song chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập. Đầu tư dàn trãi, chưa tập trung, chắp vá gây khó khăn trong công tác quy hoạch cảnh quan nhà trường. Công tác XHH giáo dục, sự đóng góp của nhân dân cho giáo dục còn nhỏ lẻ chưa được quan tâm làm hạn chế việc phát triển giáo dục nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Từ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Núi Thành; thực trạng quản lý giáo dục dạy 02 buổi/ ngày cho chúng ta thấy; có sự quan tâm rất lớn của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương trong việc đầu tư, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Chủ trương dạy học 02 buổi/ ngày đã được thực hiện 100% ở các trường tiểu học trong huyện. Việc tổ chức dạy học đã và đang đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.

Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường, hiệu trưởng tự thấy tính kinh nghiệm được thể hiện nổi trội hơn tính khoa học; chưa thấy rõ sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào công tác của mình. Chủ yếu hiệu trưởng cũng như các CBQL cấp dưới đều sử dụng kinh nghiệm được tích luỹ qua năm tháng làm quản lý của mình để tiếp tục áp dụng cho những năm tháng tiếp theo mà ít có sự đổi mới trong phương pháp quản lý mặc dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi khác với thời gian qua rất nhiều. Cho nên họ sử dụng phương pháp dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa học, thực tiễn, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy 02 buổi/ ngày nói riêng bị hạn chế.

Khó khăn về CSVC, về đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học, việc đổi mới nhận thức trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội; về đổi mới và thực hiện trong quản lý hoạt động dạy học. Tổ chức bán trú cho học sinh chưa thực hiện rộng rãi, việc tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh chất lượng chưa cao; tăng cường thời lượng dạy học cả ngày ở nhà trường chưa quản lý tốt…

Muốn đạt được mục tiêu của mô hình dạy học 02 buổi/ ngày, đòi hỏi cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều để đáp ứng được nhu cầu học tập, giáo dục toàn diện cho học sinh theo xu thế phát triển giáo dục như hiện nay.

Từ thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói trên, là cơ sở thực tiễn và khoa học để giúp tôi đề ra những giải pháp phù hợp về việc quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày chất lượng và hiệu quả hơn. Các biện pháp sẽ được thể hiện cụ thể trong phần chương 3 của luận văn này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/ NGÀY CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)