7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày phù hợp với thực tiễn địa
phù hợp với điều kiện nhà trường và phù hợp với năng lực sở trường của giáo viên. Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách ngoài giờ lên lớp nếu có phối hợp, lồng ghép tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa sau giờ hoc chính khóa để cùng với các hoạt động chuyên môn trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh tại trường.
Hiệu trưởng phân công bộ phận chuyên môn và các bộ phận có liên quan tổ chức giám sát thường xuyên quá trình thực hiện, bên cạnh đó còn kiểm tra, tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp hợp lý, cụ thể để khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh trong thời gian đến.
Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận tài chính của nhà trường thường xuyên công khai XHH, các khoản đóng góp từ phụ huynh một cách minh bạch, khách quan để tạo sự đồng thuận cao và tin tưởng trong quá trình thực hiện dạy học 02 buổi/ ngày.
Tất cả các bước thực hiện trên được tóm tắt qua quy trinh các bước cụ thể sau:
Bước 1: Xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày và tham mưu với
chính quyền địa phương về kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày.
Bước 2: Triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch dạy học 02
buổi/ngày đến CBCCVC và PHHS toàn trường qua trang web của trường và kênh điều hành nội bộ của trường để thầy cô góp ý.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị đến toàn thể CBCCVC và PHHS toàn trường
Bước 4: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV, NV toàn trường về những
điểm mới trong thực hiện chương trình GDPT mới.
Bước 5: Hiệu trưởng phân công PHTCM, PHTNGLL trong công tác phối hợp tổ
chức các chuyên đề các hoạt động giáo dục ở buổi 2 đến toàn thể giáo viên toàn trường.
Bước 6: Hiệu trưởng phân công các bộ phận phụ trách có liên quan tổ chức giám
sát thường xuyên các hoạt động, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Bước 7: Tổ chức Hội nghị đến toàn thể CBCCVC và PHHS về công khai kế
hoạch thực hiên; công tác tài chính, XHH, đánh giá rút kinh nghiệm...
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày phù hợp với thực tiễn địa phương phương
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa cần đạt
phương. Mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày sao cho phù hợp với từng địa phương đó. Để xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý ngoài chương trình dạy học là văn bản pháp quy mà nhà trường bắt buộc phải thực hiện. Tùy theo tình hình cụ thể từng trường có thể áp dụng linh hoạt trên cơ sở không thay đổi nội dung và chương trình của Bộ GDĐT quy định.
Bên cạnh đó cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương (bán trú, không bán trú, điều kiện đi lại của học sinh, điều kiện kinh tế xã hội...) để xây dựng kế hoạch cho phù hợp và khả thi. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người hiệu trưởng trước khi lập kế hoạch, tất cả các nội dung ngoài chương trình giảng dạy đã quy định phải bám sát vào thực tiễn của địa phương thì mới nhận được sự đồng thuận cao của địa phương và PHHS, có như thế kế hoạch mới hiệu quả và chất lượng.
3.2.2.2. Nội dung, biện pháp
Dựa vào khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT, hiệu trưởng xây dựng phân phối chương trình chi tiết phù hợp với điều kiện của nhà trường theo từng thời điểm năm học.
Căn cứ vào nghị quyết, tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho hợp lý, hiệu quả nhất thông qua các điều kiện về CSVC, Thiết bị, tình hình kinh tế của địa phương, đồng thời phải căn cứ vào điều kiện đa số của PHHS để có kế hoạch cho phù hợp. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của chính quyền địa phương và PHHS.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
Vào đầu các năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào chương trình giáo dục do Bộ GDĐT ban hành, bên cạnh đó còn phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự đồng thuận của PHHS để kế hoạch được đảm bảo, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thực hiên các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch trên tinh thần chương trình của
Bộ GDĐT và điều kiện thực tiễn của địa phương.
Bước 2: Họp cán bộ cốt cán của nhà trường để lấy ý kiến và thống nhất hình thức, nội dung thực hiện.
Bước 3: Hiệu trưởng đưa dự thảo kế hoạch lên điều hành công việc của nhà
trường để toàn thể CBCCVC trong nhà trường nghiên cứu, góp ý.
Bước 4: Các tổ chuyên môn tổ chức họp tổ để góp ý dự thảo kế hoạch của nhà
trường, chú ý nội dung kế hoạch có phù hợp, có sát với tình hình thực tiễn của địa phương hay không. Ghi biên bản cụ thể và gửi bằng văn bản cho hiệu trưởng nội dung góp ý qua điều hành công việc của nhà trường.
Bước 5: Hiệu trưởng triệu tập họp cán bộ chủ chốt và đại diện ban phụ huynh học
sinh gồm các thành phần: Ban giám hiệu, Hội đồng trường, các trưởng đầu ngành, TTCM, ban đại diện cha mẹ học sinh để tham khảo lấy ý kiến góp ý lần cuối trên cơ sở góp ý của các thành viên trong các tổ để điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lý, hiệu quả
nhất.
Bước 6: Hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung lại kế hoạch và đưa lên điều hành của
trường lần cuối để CBCCVC góp ý và tranh thủ sự góp ý, chỉ đạo của chính quyền địa phương (nếu có thiếu sót sẽ điều chỉnh)
Bước 7: Công bố kế hoạch lên trang web của trường.
3.2.3. Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa cần đạt
Tất cả các hoạt động trong nhà trường đều nhằm tới mục tiêu và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo các nội dung trên, ngoài việc đảm bảo các điều kiện phục vụ cho dạy học thì việc phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên là rất cần thiết. Giúp giáo viên yêu mến nghề, ham làm và thích đươc cống hiến bằng khả năng, trí tuệ và sở trường của mình. Phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng cống hiến vì nhiệm vụ mình yêu thích. Phân công đúng năng lực sở trường của từng giáo viên sẽ giúp cho công việc giảng dạy của nhà trường luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó việc phân công đúng năng lực sở trường của từng giáo viên giúp người hiệu trưởng đánh giá được chất lượng đội ngũ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sở trường của từng giáo viên. Kịp thời điều chỉnh, khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện. Đảm bảo hoàn thành trách nhiệm và nhiệm vụ chung của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung, biện pháp
Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức cán bộ; khi phân công hiệu trưởng phải nắm bắt tình hình đội ngũ, biết được điểm mạnh, điểm yếu, sở trường công tác, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong công việc.
Qua các năm công tác hiệu trưởng phải biết được năng lực, sở trường của từng giáo viên, để phân công giáo viên đúng với năng lực, vị trí việc làm.
Phân công công tác giảng dạy phải căn cứ vào độ tuổi của học sinh để có sự phân công cho phù hợp với giáo viên đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong công việc.
Tổ chức cuộc họp có sự tham gia của các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể để bàn bạc, trao đổi thống nhất nhằm tạo sự đồng thuận cao trước khi hiệu trưởng ra quyết định phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn trường.
Song song với việc phân công giáo viên thì việc chia thời khóa biểu cũng không kém phần quan trọng, nếu người hiệu trưởng quá dàn trãi hoặc chia giáo viên đi dạy quá nhiều buổi, các tiết dạy đan xen nhau hoặc chạy nhiều điểm trường trong một buổi sẽ gây khó khăn trong quá trình chuẩn bị dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Đặc biệt phải chú ý đến những giáo viên công tác lâu năm, giáo viên mới công tác và giáo
viên là nam hay nữ để đảm bảo tối ưu nhất khi thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà trường trong một năm học là phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường sao cho hợp tình, hợp lý, phù hợp với sở trường, năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân. Để thực hiên tốt các nội dung trên tôi đề xuất tổ chức thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Hiệu trưởng xem lại quyết định phân công chuyên môn của tất cả các năm
học trước, kết quả xét thi đua, xét công chức, kết quả trong suốt quá trình công tác (lưu ý 3 năm học gần nhất); trong đó đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân.
Bước 2: Hiệu trưởng xem xét hoàn cảnh gia đình, trình độ chuyên môn, sở trường, khí chất, khả năng tâm sinh lí phù hợp theo tổ và sự quản lí điều hành của tổ trưởng. Lấy ý kiến về nguyện vọng của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên (mỗi cá nhân 3 nguyện vọng; gồm nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, theo thứ tự ưu tiên, không trùng lập và phải ghi đủ 3 nguyện vọng), nắm vững các văn bản hướng dẫn của cấp trên để việc phân công được thuận lợi, đúng pháp luật mà lại phù hợp theo nguyện vọng của từng cá nhân với mục đích sao cho việc phân công thật sự hợp tình, hợp lí.
Bước 3: Hiệu trưởng dự kiến phân công chuyên môn, tiếp theo là trao đổi với Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho thật phù hợp và được sự đồng thuận cao của toàn bộ lãnh đạo nhà trường.
Bước 4: Hiệu trưởng triệu tập họp liên tịch thành phần gồm có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, lãnh đạo: Công đoàn, chi bộ, đoàn thanh niên để bàn bạc điều chỉnh phân công một cách phù hợp nhất để từng cá nhân phát huy tốt sở trường và được sự đồng ý cao của các thành viên tham dự cuộc họp, nhằm mục đích phân công công việc phải đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan.
Bước 5: Hiệu trưởng thông qua dự kiến phân công giảng dạy trong cuộc họp chi
bộ để chi bộ có hướng chỉ đạo và thăm dò lắng nghe ý kiến phản biện của các đảng viên để làm cơ sở cho hiệu trưởng điều chỉnh nếu xét thấy không phù hợp và để tạo sự ủng hộ của các đảng viên trong chi bộ.
Bước 6: Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt nhà trường thành phần gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, lãnh đạo: Công đoàn, chi bộ, đoàn thanh niên, giáo viên tổng phụ trách đội, thanh tra nhân dân và các tổ trưởng để hiệu trưởng thông báo dự kiến phân công chuyên môn, trong đó hiệu trưởng phân tích thật chi tiết và sâu sắc những nội dung sau: Đã xem xét quyết định phân công chuyên môn của tất cả các năm học trước, kết quả xét thi đua, xét công chức, kết quả công tác trong suốt quá trình, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân; xem xét hoàn cảnh gia đình, tình hình sức khỏe, những giáo viên nữ đang mang thai, giáo viên phải thuyên chuyển công tác trong năm học; trong từng tổ chuyên môn phải đảm bảo về tỉ lệ nam nữ, độ tuổi, trình độ chuyên môn đồng đều; sở trường, khí chất, khả năng tâm sinh lí, đáp ứng
được nguyện vọng của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và thực hiện tốt theo các các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
Lắng nghe sự góp ý của tất cả các thành viên tham gia cuộc họp, nhằm tạo điều kiện cho hiệu trưởng nắm vững tất cả các thông tin có liên quan đến công tác phân công chuyên môn trước khi đưa ra quyết định chính thức vừa đáp ứng được tính pháp lý, tính khoa học và nhu cầu thực tiễn.
Bước 7: Hiệu trưởng mời các đối tượng không được phân công theo nguyện
vọng (nếu có) trao đổi phân tích, giải thích lí do vì sao không phân công theo nguyện vọng, đồng thời có hướng an ủi, động viên, lưu ý đến việc biểu dương công lao đóng góp, thành tích của họ, có huy vọng, tin tưởng việc phân công trên tuy không theo nguyện vọng nhưng cá nhân sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ưu tiên phân công theo nguyện vọng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học này và bước đầu tiếp nhận công việc thì đối tượng này phải có sự giúp đỡ trực tiếp của Ban giám hiệu, Ban Chấp hành công đoàn về mọi mặt đặc biệt là mặt tinh thần cũng như cơ sở vật chất. Nắm bắt và xử lí có hiệu quả các nguồn tin liên quan, nếu cần thiết có thể tổ chức cuộc họp liên tịch lần 2.
Bước 8: Hiệu trưởng xem xét lần cuối và ra quyết định phân công chuyên môn.
Cuối cùng là tổ chức cuộc họp Hội đồng sư phạm để công bố quyết định phân công chuyên môn đầu năm học và lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên; đồng thời phân công mảng công việc, sắp xếp buổi dạy, thời khóa biểu một cách khoa học và hợp tình, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân tiết kiệm được kinh phí đi làm việc, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp khi có tiết dạy chuyên, lưu ý giáo viên có con nhỏ, giáo viên đang mang thai, giáo viên sức khỏe yếu, giáo viên lớn tuổi, giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, giáo viên đi dạy xa trường, dạy nhiều điểm trường...
Hiệu trưởng có quyền quyết định khi có quan điểm không thống nhất trong phân công chuyên môn. Hiệu trưởng phải có tính toán tốt và khả năng quyết đoán, dự báo trong một năm học để tránh thay đổi do tách lớp, ghép lớp, nhận nhân viên – giáo viên mới, có giáo viên chuyển đi, giáo viên nghỉ hộ sản và các qui định mới của Nhà nước về biên chế, bố trí chức danh..., có biện pháp tốt đối với những trường hợp “Khẩu phục, tâm chưa phục” trong việc chấp hành phân công chuyên môn. Vào đầu các năm học trên cơ sở theo dõi, nắm bắt, kiểm tra qua các năm, hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy đúng với từng khối lớp, đúng với năng lực, sở trường của từng giáo viên. Thiết nghĩ đây là việc làm hết sức quan trọng để tạo nên sự đồng thuận, sự đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là góp phần to lớn tạo nên sự thành công cho năm học.