7. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở buổi 2
2.4.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
học sinh, giải quyết những tồn đọng của buổi thứ nhất chưa hoàn thành, giáo viên có thời gian để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình, tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động tự học của học sinh. Có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu, phát triển năng lực tư duy cho học sinh khá giỏi. Đồng thời, còn tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng khiếu thông qua các môn học Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật,…và góp phần nâng cao năng lực tham gia vào các hoạt động giáo dục chung nhằm góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Chính vì những nội dung trên nên việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên ở buổi thứ 2 là rất cần thiết. Tiến hành khảo sát hoạt động dạy học của giáo viên ở buổi thứ 2.
Bảng 2.19. Quản lý hoạt động giáo dục ở buổi thứ 2
Nội dung công việc
Mức độ cần thiết (%) N=164
Mức độ thực hiện % N=164
3 2 1 0 3 2 1 0
Xây dựng thời khóa biểu đảm bảo các nội dung ở buổi thứ 2
82,5 17,5 0,0 0,0 23,6 36,7 39,7 0,0 Thực hiện nội dung,
chương trình đúng kế hoạch
26,7 57,5 15,8 0,0 17,3 28,6 54,1 0,0 Soạn giáo án trước khi
lên lớp
79,5 20,5 0,0 0,0 45,3 28,6 24,0 2,1 Chuẩn bị các thiết bị,
ĐDDH khi lên lớp
54,1 36,3 9,6 0,0 32,1 43,2 31,5 3,2 Thực hiện giảng dạy ở
buổi thứ 2
46,9 35,7 17,4 0,0 35,2 56,4 8,2 0,0 Tổ chức các tiết dạy
tăng cường, phụ đạo
26,7 45,3 23,6 4,4 23,7 43,5 32,8 0,0 Tổ chức các hoạt động
NGLL cho học sinh
26,1 45,3 26,7 1,9 22,9 43,7 30,0 3,4
Đánh giá chung 48,9 36,9 13,3 0,9 28,6 40,6 27,6 1,2
Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.19 ta nhận thấy rằng mức độ rất cần thiết và cần thiết của các hoạt động quản lý trong dạy học ở buổi thứ 2 chiếm tỉ lệ khá cao. Mức độ thực hiện khá - tốt chiếm tỉ lệ 69,2. Điều này thấy rằng hiệu trưởng nhà trường đã có sự quan tâm sâu sắc đến chất lượng hoạt động dạy học của buổi thứ 2. Tuy nhiên qua mức độ thực hiện ở bảng trên ta nhận thấy rằng, việc chỉ đạo hoạt động dạy học ở buổi thứ 2 chưa được quan tâm, chưa sâu sát. Công tác soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy
học ở buổi thứ 2 vẫn còn thực hiện yếu, tổ chức hoạt động NGLL cho học sinh vẫn còn chưa quan tâm nhiều. Cần bồi dưỡng thực hiện yêu cầu về mục tiêu, nội dung, kế hoạch, thực hiện giảng dạy ở buổi thứ 2, không được coi nhẹ việc thực hiện hoạt động NGLL và việc giảng dạy các môn tăng cường Toán, Tiếng Việt, Tin học, Ngoại ngữ,…coi trọng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục ở nhà trường.
2.4.3.2. Thực trạng quản lý phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình, bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Trong dạy học 02 buổi/ ngày, mục đích chủ yếu là để học sinh nắm chắc kiến thức kỹ năng bài học, đồng thời giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Nên việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu là việc làm thường xuyên trong nhà trường. Trong thời gian quản lý, bao giờ cũng vậy, ngay từ đầu năm, hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng, xác định đúng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để phân loại đối tượng; từ đó, có kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sao cho đến cuối năm học đạt được kết quả.
Đối với việc phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thường được hiệu trưởng quản lý ngay từ đầu năm học.
Về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu được phát hiện để phân công giáo viên bồi dưỡng nhằm mục đích tham gia các hội thi, giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh qua tiếng hát họa mi, thi vẽ tranh môi trường, tham gia Hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh,…Học sinh giỏi 02 môn Tiếng việt, môn Toán bồi dưỡng để các em tiếp cận với kiến thức cao hơn, làm nền tảng cho học lên lớp trên. Vì vậy, theo trưng cầu dân ý thì đa số đánh giá hiệu trưởng thường quan tâm tốt đến công tác này.
Việc phụ đạo học sinh không những trong ở buổi học thứ nhất mà còn quan tâm đặt biệt ở buổi dạy thứ 2 trong ngày. Đây là yếu tố cần thiết trong việc nâng cao chất lượng cho học sinh, bởi vì thời lượng ở buổi thứ nhất quá ít. Việc làm này được hiệu trưởng quan tâm nhiều nhất trong suốt quá trình diễn ra của năm học.
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình kiến thức, hiệu trưởng chỉ quan tâm tập trung vào từng năm học, chưa có kế hoạch dài hạn trong 5 năm học ở cấp tiểu học, chưa mang tính kế thừa theo nguyên tắc giáo dục.
2.4.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống
Hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho trẻ hoàn thiện toàn diện bản thân. Các hoạt động NGLL và kĩ năng sống có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Các hoạt động
NGLL và giáo dục kĩ năng sống là dịp để các em củng cố kiến thức đã học trên lớp và là dịp để các e cùng trải nghiệm khám phá thế giới xung quanh. Đây là điểm rất cơ bản của hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống, khác với hoạt động ngoại khoá như các em vẫn học trên trường lớp.
Tham gia hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống là cơ hội cho mỗi học sinh có thể tự so sánh bản thân mình với những người khác, kích thích các em vươn lên trong quá trình hoàn thiện bản thân. Vì vậy hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống sẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng của các em.
Các hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể nói chung, của mỗi cá nhân nói riêng. Dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn, các em sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung vui chơi khác nhau.
Tham gia hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống là cơ hội cho mỗi học sinh có thể tự so sánh bản thân mình với những người khác, kích thích các em vươn lên trong quá trình hoàn thiện bản thân. Vì vậy hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống sẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng của các em.
Các hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể nói chung, của mỗi cá nhân nói riêng. Dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn, các em sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung vui chơi khác nhau.
Hiện nay việc quản lý hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học huyện Núi Thành đã có sự quan tâm và đầu tư. Vào đầu năm học các trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục kĩ năng sống theo tháng, theo chủ đề và chủ điểm cụ thể, các hoạt đông được lồng ghép với các hoạt động lớn của nhà trường và tổ chức theo khối, lớp. Bên cạnh đó các trường tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức các câu lạc bộ, thực hiện giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng giữ vệ sinh, kĩ năng phòng tránh đuối nước, tổ chức giao lưu với các trường bạn, tham gia các hoạt động do cấp trên tổ chức,...Tất cả các hoạt động này được thực hiện vào buổi thứ 2 của ngày. Đa số các trường quản lý và thực hiện đảm bảo các nội dung đề ra. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại nhất định cụ thể như sau: Sự quản lý của Ban giám hiệu đối với các hoạt động của khối, lớp chưa được sâu sát, thường xuyên
Chất lượng các buổi sinh hoạt của các lớp chưa thật sự hiệu quả và mang tính giáo dục cao.
Một số hoạt động, cuộc thi còn mang tính hình thức, chưa có sự đầu tư.
Một số hoạt động của lớp có lúc giáo viên chủ nhiệm tận dụng để giáo dục kiến thức cho học sinh.
Để đảm bảo chất lượng cho học sinh thì viêc tổ chức bán trú là công việc rất cần thiết. Tổ chức hoạt động bán trú là điều kiện góp phần nâng cao chất lượng dạy học 02 buổi/ ngày. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp bán trú tại trường để dạy học 02 buổi/ ngày vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là CSVC chưa đảm bảo; đa số học sinh ngủ trưa tại trường chủ yếu là ở phòng học, chưa có phòng ở cho học sinh; một số nơi bếp ăn còn tạm bợ, chưa đúng quy cách; giáo viên, nhân viên, người phục vụ chưa đảm bảo chỉ tiêu biên chế được giao. Nguồn kinh phí chủ yếu là huy động sự đóng góp của PHHS. Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Núi Thành có 08 trường tổ chức bán trú, tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng các trường cũng đã nổ lực hết sức để đáp ứng được nhu cầu, nguyên vọng của phụ huynh, chất lượng công tác bán trú ngày càng được cải thiện và có hiệu quả. Các trường còn lại chưa tổ chức được do điều kiện vùng miền, nhu cầu phụ huynh, trường có nhiều điểm trường lẻ và các nguyên nhân khách quan khác. Tôi có tham khảo ý kiến và khảo sát với các mức với kết quả ở bảng 2.20 như sau:
Bảng 2.20. Đánh giá về quản lý hoạt động bán trú của học sinh
Nội dung công việc Mức độ cần thiết (%) N=80
Mức độ thực hiện % N=80
3 2 1 0 3 2 1 0
Kế hoạch tổ chức bán trú theo nhu cầu của phụ huynh 87,5 12,5 0,0 0,0 43,6 34,7 21,7 0,0 Đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ 65,3 23,7 11,0 0,0 17,3 29,6 51,1 2,0 Tổ chức cho học sinh
ăn trưa đảm bảo chất lượng, vệ sinh
79,5 20,5 0,0 0,0 45,3 28,6 25,0 1,1 Theo dõi, quản lý tốt
thực đơn hằng ngày và lưu mẫu thức ăn
46,3 43,7 7,3 2,7 34,2 45,1 17,4 3,3 Tổ chức cho học sinh nghỉ trưa đảm bảo đúng chế độ ngủ, nghỉ 43,1 36,3 17,3 3,3 32,1 43,2 31,5 3,2 Đánh giá chung 64,3 27,3 7,2 1,2 34,5 36,2 29,4 1,9
Nhìn vào bảng 2.20 ta thấy các trường có xây dựng hoạt động bán trú theo nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh một cách hợp lý.
Các trường được khảo sát tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng đội ngũ phục vụ. Kinh phí để học sinh ăn trưa đảm bảo nhờ sự đóng góp theo thỏa thuận của phụ huynh.
Mức độ thực hiện về công tác quản lý, chất lượng bữa ăn, vệ sinh cũng như tổ chức ngủ trưa cho học sinh cũng khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn hằng ngày, lưu các mẫu thức ăn và chế độ ngủ nghỉ của các em đôi lúc chưa được đảm bảo.
Qua phân tích thì việc tổ chức bán trú cho học sinh tại trường có lúc chưa đáp ứng được nhu cầu. Cần có giải pháp hợp lý để bổ sung thêm những tồn tại chưa khắc phục được và cần bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên phục vụ bữa ăn, phục vụ bán trú để đảm bảo tốt cho công tác giáo dục học sinh bán trú tại trường theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội.