7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh
sinh
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa cần đạt
viên và hoạt động học của học sinh là hai hoạt động chủ yếu để làm nên chất lượng. Người quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện và quản lý tốt quá trình dạy học của giáo viên và học tập của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học của mỗi nhà trường. Trong quá trình quản lý phải thay đổi, đổi mới những phương pháp quản lý sao cho hiệu quả nhất, tối ưu nhất để giúp cho giáo viên và học sinh tự giác trong giảng dạy và học tập, không gò bó, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dạy và người học góp phần hình thành nên chất lượng chung trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung, biện pháp
Trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng có nhiều nội dung và biện pháp quản lý. Tuy nhiên trong quản lý phải thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý sao cho tích cực, khả thi và hiệu quả nhất.
Trong quản lý giáo viên người hiệu trưởng cần chú trọng đến yếu tố cốt lõi nhất là phải tạo được chất lượng cho người học. Trong quản lý việc học của học sinh phải quản lý trên sự thể hiện năng lực, phẩm chất và sự tiến bộ của học sinh. Các nội dung quản lý đươc thể hiện qua các nội dung quản lý sau:
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:
Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên qua việc kiểm tra, kí duyệt kế hoạch thực hiện trong năm học của giáo viên.
Hoàn thiện việc quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác bằng cách bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong việc soạn bài và tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đạt hiệu quả cao nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Tăng cường việc quản lý triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào trong hoạt động dạy của giáo viên:
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý soạn bài của giáo viên; CBQL nhà trường trường thống nhất bài soạn, quy trình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên; CBQL nhà trường quản lý thời khóa biểu - thời gian dạy học; quản lý hướng dẫn học sinh học tập; quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ theo dõi chất lượng giáo dục, sổ chủ nhiệm, sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình dạy học, các điều kiện CSVC,...)
Đổi mới việc quản lý sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. CBQL nhà trường tìm hiểu rõ về năng lực của giáo viên, nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên, nguyện vọng của PHHS...
Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên. Đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá kĩ năng sư phạm; đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục.
Tăng cường việc quản lý triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác cho học sinh. Quản lý học sinh luôn tìm được niềm tin và sự nâng đỡ từ phía giáo viên, tạo động lực để học sinh dấn thân vào quá trình học tập đầy khó khăn và thử thách thông qua mối quan hệ tương tác trong hoạt động dạy học
Quản lý việc hình thành kĩ năng tự học, tự tổ chức của học sinh. Xây dựng động cơ học tập; xây dựng kế hoạch học tập; tự mình nắm vững nội dung tri thức; tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Để thực hiện đảm bảo và hiệu quả các nội dung và biện pháp đã nêu đòi hỏi người hiệu trưởng phải có kế hoạch chi tiết và quy trình cụ thể thì mới thực hiện đúng và đầy đủ nội dung đề ra:
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên: Dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành, của trường và các tổ chuyên môn, yêu cầu từng hiệu trưởng, phó hiêu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết. Chú trọng đến việc xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi tiết, từng bài, từng chương, các phương tiện và hình thức hoạt động dạy học, phương pháp dạy học.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, kế hoạch dạy học của giáo viên phải phân bố theo quy định của Bộ GDĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho sự kiểm tra, giám sát. Kế hoạch dạy học của giáo viên được thông qua họp tổ chuyên môn và được góp ý điều chỉnh sau đó hiệu trưởng kiểm tra và phê duyệt kế hoạch và kế hoạch này được coi như một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.
Hoàn thiện việc quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác: Hiệu trưởng thay đổi nhận thức cho đội ngũ phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và trực tiếp là giáo viên về vai trò của việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học và vai trò của đồ dùng dạy học có tính quyết định chất lượng học tập của học sinh, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Hiệu trưởng cung cấp tài liệu, giới thiệu, tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trực tiếp cho giáo viên. Tổ chức giao lưu chuyên môn qua các tiết dạy điểm để giáo viên học hỏi, tham khảo, rút kinh nghiệm đồng thời các tiết hội giảng, các tiết dự thi dạy tốt, học tốt ở trường, thi giáo viên giỏi,…đều phải đưa yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh làm tâm điểm đánh giá hiệu quả tiết dạy.
Hiệu trưởng phải thường xuyên tăng cường việc quản lý, triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào trong hoạt động dạy của giáo viên:
Triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý soạn bài của giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thể hiện nội dung bài học cụ thể trong bài soạn, nêu rõ hoạt động tương tác của thầy - trò - môi trường dạy học, xác định kiến thức trọng tâm cần truyền đạt, sắp xếp theo một trình tự lôgic. Chỉ đạo giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh, nắm chắc được những điều kiện nhà trường có, so sánh với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp đã dạy các năm trước để xác định phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phần lớn dựa vào sự sáng tạo, những kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý việc trao đổi bài soạn theo quan điểm sư phạm tương tác giữa các giáo viên, nhằm trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, góp ý lẫn nhau giữa các giáo viên. Giáo án khi đã soạn xong cần được trình bày trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Mọi thành viên trong tổ cùng nhau thảo luận, bàn bạc, thống nhất những nội dung chính, yêu cầu giáo viên cần sử dụng tối đa các phương tiện sẵn có để phục vụ bài giảng đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các nội dung thảo luận cần được ghi chép và lưu giữ kỹ lưỡng ở từng cá nhân và nghị quyết của tổ chuyên môn.
Hiệu trưởng triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên.
Hiệu trưởng nhà trường quán triệt quan điểm chỉ đạo, yêu cầu giáo viên phải xác định rõ hoạt động dạy học được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp, giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng hoạt động dạy học.
Giáo viên phải thực hiện linh hoạt sáng tạo bản thiết kế giờ lên lớp (bài soạn) theo quan điểm sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên về CSVC, thiết bị dạy học. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ chức nhiều hình thức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại chính xác giờ dạy theo quan điểm sư phạm tương tác.
Hiệu trưởng xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý. Thời khóa biểu có vai trò duy trì nề nếp hoạt động dạy học, phải coi đây là biện pháp quản lý giờ lên lớp một cách trực tiếp của mình.
Từng tháng, từng kỳ hiệu trưởng cần tổng kết, phân tích tình hình chất lượng giờ lên lớp, thường xuyên đánh giá hiệu quả những biện pháp quản lý giờ lên lớp đã đề ra để điều chỉnh công tác quản lý của mình.
Đổi mới việc quản lý sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
xếp, phân công giáo viên giảng dạy đều phải được hiệu trưởng nhà trường tìm hiểu rõ về năng lực của giáo viên, nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên, nguyện vọng của PHHS,… Trên cơ sở đó, bàn bạc, thống nhất rồi ra quyết định phân công một cách dân chủ và tập trung cao. Tạo điều kiện cho giáo viên; làm việc thoải mái, nhẹ nhàng. Nâng cao ý thức vì tập thể, vì danh dự và uy tín nhà trường; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong công việc, vì công việc.
Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Hiệu trưởng nhà trường nâng cao nhận
thức cho đội ngũ giáo viên, làm cho đội ngũ trong nhà trường hiểu đúng, hiểu sâu và thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ đối với chất lượng hoạt động dạy học. Để từ đó, mỗi giáo viên có ý thức cao trong việc tự phấn đấu hoàn thiện năng lực hoạt động chuyên môn của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng dạy học.
Tổ chức đưa giáo viên đi học các lớp nghiệp vụ nâng chuẩn, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về nghề sư phạm.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn tại trường là quan trọng nhất, thiết thực nhất trong việc nâng cao năng lực chuyên môn dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ); thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn tiểu học,... gắn với kiến thức, tài liệu đã nghiên cứu ở trường sư phạm. Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng ngay trong quá trình dạy học.
Hiệu trưởng nhà trường đưa kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm vào tiêu chí thi đua, khen thưởng và nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch,… cho giáo viên trong nhà trường.
Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên:
Hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, nêu rõ hình thức, cách thức kiểm tra, đánh giá. Giao quyền chủ động và tăng cường trách nhiệm nhiều hơn cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: Kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên hay đột xuất,...
Quản lý hoạt động học của học sinh
Tăng cường việc quản lý triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác cho học sinh. Hiệu trưởng nhà trường quản lý học sinh thông qua hoạt động học, tác động đến giáo viên hệ thông tin dưới dạng các câu hỏi, lời bình luận hoặc bằng thái độ, cử chỉ,…
Hiệu trưởng nhà trường quản lý giáo viên bằng phương pháp sư phạm của giáo viên tác động đến học sinh thông qua những gợi ý về hướng đi, chỉ ra các giả thiết phải vượt qua, các phương pháp và phương tiện cần sử dụng để học sinh đạt được các mục tiêu học tập đề ra. Đôi khi giáo viên tạo ra những chướng ngại, vật cản để gia tăng cơ hội hoạt động và học tập cho học sinh.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hướng đến mục tiêu kiểm soát và giúp học sinh tự kiểm soát hoạt động học tập của bản thân, tăng cường xây dựng và duy trì hoạt động học tập cho học sinh, gia tăng động cơ và duy trì hứng thú học tập cho học sinh, tạo cơ hội và điều kiện phát triển khả năng tìm tòi, khám phá cho học sinh, giúp học sinh sáng tỏ hay gạn lọc ý tưởng từ đó tích lũy tri thức cho bản thân, tăng cường sự tham gia học tập của học sinh, phát triển khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và sự gắn kết giữa những học sinh.…
Quản lý việc hình thành kĩ năng tự học, tự tổ chức của học sinh:
Tăng cường quản lý xây dựng động cơ học tập: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Có động cơ học tập tốt giúp cho học sinh luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận.
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận NGLL, giáo viên, phối hợp với PHHS tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác, tích cực, hứng thứ từ học sinh. Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc học sinh phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học, giống như nghĩa vụ đối với tổ quốc, trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè,...Từ đó, học sinh có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ giáo viên.
Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong. Do vậy, Ban giám hiệu nhà trường, GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng học sinh để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi học sinh. Điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để học sinh tự kích thích động cơ học tập của mình.
Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu phát triển năng lực. Kiểm tra đánh giá thường xuyên hàng tháng đối với từng môn học; kiểm tra đánh giá định kì đối với từng môn học (cuối kì 1; cuối kì 2); kiểm tra đánh giá bằng nhận xét; kiểm tra đánh giá bằng điểm số,...:
Tăng cường quản lý xây dựng thời khóa biểu tự học: Mọi công việc trước khi muốn thực hiện và hoàn thành nó đều phải có kế hoạch và trong việc học thì phải có thời khóa biểu chính khóa và thời khóa biểu tự học.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, phối hợ với PHHS hướng dẫn cho học sinh xây dưng thời khóa biểu tự học phải tính hướng đích cao, phải chọn đúng trọng tâm, cái gì cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi sắp