7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Núi Thành, tỉnh
Toản, Võ Thị Sáu, Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Du, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Lê Thị Hồng Gấm, Lê Hồng Phong, Nguyễn Hiền, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Đỗ Thế Chấp, Ngô Mây, Nguyễn Chí Thanh, Trần Phú, Lý Tự Trọng).
2.1.3.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Giai đoạn 1: Khảo sát thực trạng tại các trường.
- Giai đoạn 2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp tại các trường.
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và GDĐT của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam
2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý
Huyện Núi Thành là địa phương ở phía cực Nam của tỉnh Quảng Nam, có 17 xã và thị trấn (01 thị trấn, 05 xã đồng bằng, 05 xã bãi ngang ven biển, 05 xã miền núi và 01 xã đảo), phía Nam giáp với huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), phía Tây giáp huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Bắc Trà My, Phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông, có đường bờ biển dài 37 km với nhiều bãi tắm đẹp như biển Rạng, Tam Hải, Tam Tiến. Hiện có nhiều dự án du lịch biển lớn đang hoạt động như Le Domaine De Tam Hai, Cát Vàng Tam Tiến, Chu Lai Resort. Tam Hải là xã đảo duy nhất của huyện. Tọa độ địa lý: Từ 108°34' đến 108°37' kinh độ Đông, từ 15°33' đến 15°36' vĩ độ Bắc.
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Núi Thành được thành lập vào tháng 12/1983, trên cơ sở chia tách huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ. Huyện Núi Thành có diện tích là 555.83,42 ha, toàn huyện có 41.245 hộ gia đình, dân số 144.637 người, 74.551 người trong độ tuổi lao động. Có hai dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Co. Diện tích tự nhiên của huyện là 533.03 km². Đất trồng cây hằng năm là 110.048 km² chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện và phần lớn được dành cho trồng lúa 2 vụ. Núi Thành cũng là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Với 172.09 km², đất lâm nghiệp chiếm 32.3% diện tích đất tự nhiên của huyện và phân bố chủ yếu ở các xã phía tây gồm Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Đông, và Tam Mỹ Tây. Đất thổ cư đạt 6 km² (chiếm hơn 1% diện tích đất tự nhiên của huyện). Điểm đáng chú ý là trong thành phần sử dụng đất, đất quân sự chiếm diện tích khá lớn so với các địa phương khác do có sự hiện diện của căn cứ Chu Lai với sân bay Chu Lai với diện tích hơn 40 km² chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của huyện. Núi Thành là trọng điểm đầu tư của Khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp.
Núi Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam. Nhìn chung, huyện Núi Thành có sự đa dạng về địa hình cũng như điều kiện tự nhiên và có nhiều lợi thế trong phát triển KTXH, đảm bảo quốc phòng an ninh (QPAN) như: Có Cảng hàng không Chu Lai, Cảng biển Kỳ Hà, Cảng Tam Hiệp, có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua, …Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là huyện đồng bằng cực Nam của tỉnh Quảng Nam với địa hình nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Núi Thành là huyện trọng điểm đầu tư của khu kinh tế mở Chu Lai nên tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Chính vì vậy, trong cơ cấu sử dụng đất, một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyển thành đất công nghiệp.
Thời gian qua, huyện Núi Thành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh, của Huyện
ủy, Hội đồng nhân dân huyện về thực hiện nhiệm vụ hàng năm; tập trung chỉ đạo điều hành toàn diện các nhiệm vụ phát triển KTXH, QPAN, GDĐT; tập trung xây dựng và phát triển đô thị Núi Thành loại 3 vào năm 2020.
Tỉ trọng các ngành trong nền kinh tế của huyện (tính theo giá trị hiện hành): Công nghiệp, xây dựng chiếm 85,72%, Thương mại – dịch vụ chiếm 10%;
Nông nghiệp chiếm 4,28%.
So với năm 2018 thì năm 2019, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp xây dựng đạt 89.683 tỷ đồng, đạt 99,07% so với kế hoạch, tăng 23,83%; giá trị sản xuất ngành Thương mại dịch vụ đạt 7.129 tỷ đồng, đạt 99,07% so với kế hoạch, tăng 18,85%; giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp đạt 2.969 tỷ, đạt 100,2% so với kế hoạch, tăng 6,71%. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 45.860 tấn, đạt 101,91% so với kế hoạch, tăng 0,51%. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 45.860 tấn, đạt 101,91% so với kế hoạch, tăng 0,51 % so với năm 2018. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.560 ha, giảm 70 ha so với năm 2018; năng suất nuôi trồng đạt 5,93 tấn/ha, sản lượng ước đạt 8.775 tấn, tăng 1.165 tấn so với năm 2018 và đạt 113,96% kế hoạch.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2019 đạt 13.360.172 triệu đồng, đạt 85,35 % so với dự toán tỉnh giao và giảm 13,24% so với cùng kỳ năm 2018; tổng ước thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2019 đạt 1.177.890 triệu đồng, đạt 147,48% so dự toán tỉnh giao, tăng 12,13% so với thực hiện năm 2018.
Đến nay, toàn huyện có 271/285 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 95,09%, tăng 22 tiêu chí so với cuối năm 2018; trong đó nhóm xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 133/133 tiêu chí; nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2019 - 2020 đạt 92/95 tiêu chí; nhóm xã phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã đạt 46/57 tiêu chí, đến nay bình quân 15 xã đạt 18,06 tiêu chí/xã.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 18,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 38 triệu đồng (năm 2019). Toàn huyện có 825 hộ nghèo, chiếm 1,91%; 804 hộ cận nghèo, chiếm 1,87%.
Huyện có 01 bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, có 01 trung tâm Y tế, có 17 Trạm Y tế xã, thị trấn; tổng số y, bác sỹ gần 500 người.
KTXH các xã miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua việc lồng ghép các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng các xã miền núi được tăng cường đầu tư xây dựng tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,92% (năm 2010) giảm còn 8,5% năm 2019.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được chú trọng, tăng cường; đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (XH) trên địa bàn huyện.
Lĩnh vực VHXH được đầu tư đạt nhiều kết quả quan trọng, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. GDĐT được chú trọng, hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giai đoạn 1.
Tuy nhiên, KTXH huyện Núi Thành vẫn còn những hạn chế, tồn tại, đó là: Giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp tuy có tăng nhưng vẫn
còn thấp so với tỉnh, chất lượng giáo dục nhìn chung chưa cao, chưa toàn diện. Công tác phổ cập bậc THPT chưa bền vững, độ tuổi thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi đi học THPT và trung cấp nghề - chuyên nghiệp chiếm khoảng 90%. Hầu hết các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động ít hiệu quả. CSVC của trường học đầu tư chưa đồng đều, một số thiết bị lạc hậu. Công tác XHH giáo dục, y tế, thể dục thể thao còn hạn chế.
KTXH huyện Núi Thành đã có những bước tiến, tạo ra những tiền đề cơ bản để phát huy nội lực, phát huy nhân tố con người, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp phát triển KTXH của huyện nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng.