7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi/ngày
1.3.2.1. Mục tiêu, yêu cầu dạy học 02 buổi/ ngày
Mục tiêu của hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày thực hiện CTGDPT mới là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thực hiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.
Định hướng chung của đổi mới chương trình là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. Tăng cường “tương tác” (giữa: học sinh - giáo viên; học sinh - học sinh; học sinh - thiết bị dạy học; học sinh - môi trường nơi các em sinh sống;...). Các em được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.
1.3.2.2. Điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
Như chúng ta đã biết, để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng những phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, CSVC và thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển.
CSVC và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy - học. Bởi vì, có CSVC, thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này. Họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy, thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy, CSVC và thiết bị dạy học là bộ phận quan
trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.
Hiện nay, CSVC và phương tiện kỹ thuật dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GDĐT. Sự phát triển nhanh chóng CSVC và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
Phương tiện dạy học là các đối tượng - vật chất do giáo viên hoặc học sinh sử dụng dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích, mục tiêu dạy học.
Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật vật lý, mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý vi mô, đề cập các ứng dụng của các kiến thức vật lý trong đời sống và kỹ thuật; sử dụng trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...
Song song với điều kiện về CSVC và thiết bị dạy học thì nguồn kinh phí cũng là vấn đề cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày.
- Nguồn kinh phí:
Nguồn kinh phí thu từ học sinh, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có); thu theo nguyên tắc lấy thu bù chi, có sự thỏa thuận thống nhất bằng văn bản giữa phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp; giữa hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Phòng GDĐT chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp huyện để có hướng dẫn công tác thu, chi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, động viên sự đóng góp tự nguyện từ cha mẹ học sinh, các tổ chức các nhân đầu tư nhân lực, trí lực, tài lực để giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nguồn kinh phí phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi, mở sổ sách theo dõi và thanh quyết toán theo đúng nguyên tắc tài chính kế toán hiện hành.
- Thu, chi và quản lí tiền dạy học 02 buổi/ ngày:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2014 QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Nam. Cụ thể;
Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước, sữa chữa CSVC và các nội dung chi khác phục vụ quá trình dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Mức thu:
Tùy theo số lượng học sinh lớp và điều kiện thực tế của địa phương: Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trên cơ sở thống nhất có biên bản giữa đại diện phụ huynh có học sinh học thêm lớp đó với thủ trưởng nhà trường có tổ chức dạy thêm;
Học sinh thuộc diện hộ nghèo được miễn 100% tiền học thêm. Mức chi:
Phòng GDĐT quy định mức trần để trả cho GV: 35.000 đồng/ tiết (đối với tiết tăng cường)
Tỉ lệ về mức tiền thu từ nguồn dạy thêm trong nhà trường, cụ thể như sau: 75% chi thù lao cho giáo viên trực tiếp giảng dạy
10% cho việc tổ chức quản lý của nhà trường theo quy chế chi tiêu nội bộ (người quản lý, người thu tiền, vệ sinh, giữ xe, nước uống cho học sinh...)
10% chi cho điện, nước, bổ sung, mua sắm, khấu hao CSVC, tài sản 5% hỗ trợ hoạt động khuyến học và các hoạt động khác
1.3.2.3. Kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày
Để thực hiện tốt việc dạy học 02 buổi/ ngày, các trường tiểu học bám vào các công văn hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Quảng Nam và Phòng GDĐT Núi Thành để xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học:
Căn cứ công văn 10176/TH ngày 7 tháng 11 năm 2000 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày. Công văn 1581/SGDĐT-KHTC ngày 11 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ ngày năm học 2017-2018 và các năm tiếp theo. Hướng dẫn 127/PGDĐT-TH ngày 4 tháng 9 năm 2019 V/v hướng dẫn dạy 02 buổi/ ngày đối với các trường tiểu học, năm học 2019-2020. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày phải đảm bảo:
Việc dạy học 02 buổi/ ngày ở trường tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đảm bảo chất lượng của bậc tiểu học, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và xã hội, góp phần giải quyết vấn đề quá tải và dạy thêm - học thêm tràn lan tiêu cực ở các trường tiểu học.
Việc dạy học 02 buổi/ ngày chỉ tổ chức ở những nơi có nhu cầu và có sự tự nguyện của PHHS, được sự đồng ý của các cấp quản lí có thẩm quyền.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng (tỉ lệ 1,15) và đồng bộ về cơ cấu, nơi nào không có giáo viên dạy Hát - Nhạc, Thể dục, Mĩ thuật và các môn tự chọn có thể hợp đồng giáo viên ngoài biên chế, đảm bảo mỗi giáo viên không dạy quá 10 tiết/ tuần (ngoài số tiết của 5 buổi/ tuần).
Đảm bảo đủ phòng học, phòng phục vụ học tập, có sân chơi, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn trẻ em học tập ở trường cả ngày. Nơi nào tổ chức bán trú cần đảm bảo những điều kiện cần thiết. Tất cả các hoạt động dạy và học, các hoạt động chăm sóc khác đối với học sinh phải được tổ chức tại trường tiểu học. Nơi nào chưa có
đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên và CSVC thì chưa tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày và tổ chức bán trú. Học sinh học 02 buổi/ ngày ở trường khi về nhà không phải học thêm.
Việc quản lí thu chi cần thực hiện theo các văn bản 4195/KHTC ngày 29/5/1997 về thu các khoản tại các trường học, Văn bản 9254/TH ngày 30/9/2000 Hướng dẫn thực hiện làm việc 40 giờ/tuần ở tiểu học. Kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy hợp đồng, giáo viên dạy quá 5 buổi/ tuần, nhân viên phục vụ….do gia đình học sinh đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện và đúng, quy định của các cấp có thẩm quyền. Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT ngày 16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, có thể chọn các hình thức tổ chức sau:
100% số lớp hoặc một số lớp, một số học sinh học 02 buổi/ ngày. Tổ chức bán trú hoặc không bán trú.
Từ những hướng dẫn của Bộ, năm học 2017-2018 Sở GDĐT Quảng Nam có công văn số 1616/SGDĐT-KHTC ngày 16/10/2017 về việc quán triệt tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày năm học 2017-2018.Sở GDĐT yêu cầu Phòng GDĐT quán triệt đến các cơ sở giáo dục trực thuộc các nội dung:
Tuyệt đối không được thu tiền phụ huynh khi chưa có sự hướng dẫn thu chi của và mức thu của Phòng GDĐT (có sự phối hợp với Phòng TCKH huyện, và sự thống nhất của UBND huyện, thị xã, thành phố)
Đối với các trường có tổ chức dạy 02 buổi/ ngày thì phải tham mưu đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ 1,5 giáo viên/ lớp theo đúng quy định; trong trường hợp không bố trí đủ 1,5 giáo viên/ lớp thì phải chi trả tiền dạy tăng thay; đồng thời tham mưu với chính quyền địa phương tích cực XHH, tăng cường các nguồn lực thực hiện XHH giáo dục để có thể mời thêm giáo viên trợ giảng đối với những lớp học có số lượng học sinh trên lớp nhiều hơn so với quy định để nâng cao chất lượng dạy và học 02 buổi/ ngày.
Đối với học sinh tiểu học chỉ được dạy tăng thêm ngoài định mức các trường hợp; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống và tổ chức quản lý như hình thức dạy thêm, học thêm trong nhà trường được quy định tại Quyết định 09/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Ngày 6 tháng 11 năm 2017 Phòng GDĐT Núi Thành có công văn 197/PGDĐT- TH Hướng dẫn thực hiện thu, chi việc dạy 02 buổi/ ngày năm học 2017-2018:
Các trường tiểu học đủ điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên cần tổ chức dạy 02 buổi/ ngày; thời lượng tối đa 7 tiết học/ ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày đảm bảo các yêu cầu sau:
Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, nghiêm cấm việc giao bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia các môn học hoạt động giáo dục tự chọn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục NGLL, các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa.
Đối với những vùng khó khăn, vùng có học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy 02 buổi/ cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường Tiếng Việt bằng hình thức đa dạng, phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao lưu bằng Tiếng Việt.
Tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày chỉ được thực hiện khi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập và được sự đồng ý của Phòng GDĐT huyện.
Hoạt động tập thể theo khối lớp ở sân trường: 2 tiết/ tuần (đưa các trò chơi dân gian, hát dân ca vào trường học hoặc đọc sách thư viện đối với lớp 2,3)
Đối với học sinh tiểu học chỉ được dạy tăng thêm ngoài định mức các trường hợp; bồi dưỡng về văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
1.3.2.4. Nội dung và hình thức dạy học 02 buổi/ ngày
* Nội dung dạy học 02 buổi/ ngày
Xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện đơn vị. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp lí hướng dẫn học sinh hoàn thành các nội dung học tập trên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
Xây dựng thời khóa biểu đảm bảo thời lượng tiết dạy 7 tiết/ ngày (buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết), bố trí tiết tăng phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị.
Buổi thứ nhất tập trung các nội dung dạy học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/BGDĐT, tùy điều kiện cụ thể có thể linh động chuyển các tiết của giáo viên chuyên xuống buổi sáng để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh.
Buổi thứ 2 gồm các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/BGDĐT chưa dạy ở buổi thứ nhất và các tiết học, hoạt động giáo dục tăng thêm. Nội dung dạy buổi thứ 2 cần phân hóa được đối tượng học sinh để tổ chức ôn luyện kiến thức cơ bản, nâng cao về các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh,…các hoạt động giáo dục và giáo dục kỹ năng sống, luyện cho học sinh có thói quen đọc sách, phát triển các môn năng khiếu, sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh.
Ngoài nội dung sách giáo khoa và tài liệu dạy 02 buổi/ ngày giáo viên có thể lựa chọn nội dung phù hợp cho học sinh thực hành kiến thức và được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, giúp học sinh đáp ứng yêu cầu học tập, phát huy các năng lực và sở trường của các em.
* Hình thức dạy học 02 buổi/ ngày
Hình thức dạy học 02 buổi/ ngày cần tổ chức linh hoạt, mềm dẻo và phong phú. Khi lên lớp dạy học ở buổi 2 nếu hình thức dạy học đơn điệu, nghèo nàn, học sinh sẽ rất ngại học, chán học. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì hiệu trưởng cũng như giáo viên cần quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống nhàm chán, tạo nhu cầu học, hứng thú học cho học sinh để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh.
Có một số hình thức tổ chức dạy học ở buổi 2 như là:
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL thông qua các trò chơi, câu lạc bộ,… Tổ chức các hoạt động ngoại khoá…
Tổ chức đan xen giữa hình thức học cá nhân, học nhóm, học cả lớp.
Thay đổi giữa các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, câu đố, xen giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly,…
Dù sử dụng hình thức dạy học nào cũng cần đảm bảo:
Không ảnh hưởng đến thời lượng các tiết được cơ cấu cứng ở buổi 2. Tạo niềm tin, ổn định tâm lý, tạo tâm thế, nhu cầu học cho học sinh.
Cách thức dạy học kết hợp nghệ thuật chủ nhiệm phù hợp với tính cách, năng lực, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh từng học sinh để mọi học sinh đều thích học.
1.3.2.5. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học 02 buổi/ngày