7. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp
Qua bảng khảo sát tính khả thi ở bảng 3.1 ta nhận thấy: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng tất các biện pháp trên là hoàn toàn khả thi, chỉ có 2,1% là ít khả thi. Đặc biệt các biện pháp bổ sung hoàn thiện CSVC, trang thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh; phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên và biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh có tỉ lệ từ 70% trở lên điều này thể hiện tính khả thi của 03 biện pháp trên rất cao. Song song với 03 biện pháp có tính khả thi khá cao thì các biện pháp còn lại cũng thể hiện tính khả thi cao. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá tính khả thi của các biện pháp khi được áp dụng và cũng là những biện pháp cơ bản không thể thiếu khi tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, một vài biện pháp khi thực hiện rất rất khó khăn như tăng cường tài lực, vật lực để mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học, đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông và xây dựng biên chế đảm bảo theo định mức biên chế trong trường tiểu học dạy 02 buổi/ngày. Vì đây là yếu tố khách quan, trường không chủ động được, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cần phải có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cộng đồng và xã hội để từng bước hoàn thiện.
Tiểu kết chương 3
Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục như hiện nay thì việc tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học là rất cần thiết và khả thi cao. Một mặt đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, một mặt đáp ứng được yêu cầu thực CTGDPT mới từ năm học 2020-2021. Để đạt được những yêu cầu trên đòi hỏi mỗi người hiệu trưởng trường học luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực, huy động mọi lực lượng để đề xuất và tiến hành nhiều biện pháp trong quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả GDĐT góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tất cả những biện pháp được đề xuất trên là sự đúc kết từ thực tiễn công tác và điều kiện thực tế của địa phương. Qua kết quả khảo sát ta nhận thấy rằng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất khá cao, đáp ứng được yêu cầu trong việc tổ chức quản lý dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các biện pháp đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết áp dụng một cách linh hoạt, không rập khuôn, có sự cải tiến cho phù hợp hơn trong điều kiện của từng trường nhằm phát huy tối ưu nhất các biện pháp đã đề xuất góp phần tạo nên thành công trong việc quản lý dạy học 02 buổi/ngày ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Thực hiện được hoàn thiện, đồng bộ các biện pháp nêu trên, có thể nói rằng trong tương lai không xa, hoạt đông dạy học 02 buổi/ ngày tại các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhất định sẽ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, và đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT mới hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chủ trương dạy 02 buổi/ ngày là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, của thời đại, phù hợp với việc thực hiện CTGDPT mới,…là điều kiện chính để phát triển chất lượng giáo dục cho học sinh.
Việc tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày như hiện nay các trường đã áp dụng có nhiều mặt tích cực và hiệu quả, đã góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải cho học sinh. Học sinh không phải làm bài tập, học ở nhà vì đã có thời lượng ở buổi thứ 2 đã giải quyết các bài tập, học thêm tại trường. Đối với những trường có tổ chức lớp bán trú, các em được ăn, ở trưa tại trường nên không phải đi về trong ngày, đảm bảo sức khỏe cho học sinh để học tập và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động trãi nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp, tự tin, học tập kỹ năng sống. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết trong học sinh, giáo viên, giữa nhà trường và gia đình. Giáo viên có nhiều thời gian gần gũi học sinh nên dễ nắm bắt đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, qua đó có sự phối hợp với phụ huynh và nhà trường để có biện pháp phù hợp giáo dục học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện: Giáo viên chưa linh động sáng tạo trong giảng dạy các tiết tăng cường ở buổi thứ 2; CSVC, trang thiết bị dạy học tuy được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đầy đủ, còn thiếu phòng học, phòng bộ môn, nhà ăn, bếp ăn, phòng nghỉ trưa cho học sinh. Đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa đủ số lượng định biên theo từng trường; nhận thức của giáo viên, gia đình học sinh và cộng đồng xã hội có chuyển biến nhưng chưa đồng bộ,... trong quá trình thực hiện.
Chính vì những khó khăn và bất cập trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để phần nào góp phần hạn chế những bất cập trong quá trình tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày như hiện nay. Qua kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất tôi nhận thấy rằng đa số các biện pháp được sự đồng tình và ủng hộ rất cao của cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát ở các trường trên địa bàn huyện. Thực hiện đảm bảo các biện pháp trên tôi nghỉ rằng phần nào cũng có sự thay đổi và nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong tương lai không xa.
KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với Bộ GDĐT
Ban hành các quy định và hướng dẫn về tổ chức dạy 02 buổi/ ngày và bán trú đối với bậc tiểu học để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
* Tham mưu với Chính phủ và phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan:
ngành khác.
Đầu tư xây dựng CSVC; trường lớp học, nhà ăn, bếp ăn bán trú, ...trang bị các thiết bị cần thiết để các trường tiểu học đủ điều kiện dạy học 02 buổi/ ngày
Ban hành các quy định về tiền lương và chế độ chính sách đối với nhân viên đang phục vụ trong ngành giáo dục.
Định biên giáo viên đủ 1,5 giáo viên/ lớp/ trường để đảm bảo đủ điều kiện về đội ngũ tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học.
Hướng dẫn thu chi cụ thể về công tác bán trú để các trường tiểu học chủ động thực hiện đồng bộ
2. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên
* Tham mưu với Bộ GDĐT
Thành lập cơ chế tuyển sinh đúng, đủ số lượng không tràn lan và có yêu cầu về số điểm, ngoại hình, giọng nói...
Trong đào tạo cần chú ý đến đào tạo chuyên sâu, đào tạo liên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tăng cường thời gian thực hành cho sinh viên nghiên cứu và trãi nghiệm thực tiễn.
3. Đối với Sở GDĐT
* Tham mưu HĐND, UBND tỉnh
Định biên giáo viên đủ 1,5 giáo viên/ lớp/ trường để đảm bảo đủ điều kiện về đội ngũ tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học. Cần có nhân viên chuyên sâu y tế học đường để phục vụ cho công tác y tế trường học đảm bảo cho tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày
Xây dựng chương trình cụ thể để các trường tiểu học tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày và bán trú đồng bộ trên địa bàn tỉnh, địa bàn huyện.
Rà soát đội ngũ nhân viên làm việc không đúng vị trí việc làm để luân chuyển đúng vị trí công tác.
4. Đối với UBND huyện
Đầu tư xây dựng CSVC đảm bảo đủ: Phòng học, phòng chức năng, khu hành chính quản trị, nhà ăn, bếp ăn, nhà ở bán trú, trang thiết bị, phương tiện dạy học cho các trường tiểu học một cách đồng bộ, không đầu tư tràn lan và đầu tư kịp thời.
Tập trung đầu tư cho các trường ở vùng điều kiện khó khăn, miền núi, miền biển, xã đảo.
Quy hoạch mạng lưới trường lớp; dồn lớp, dồn các điểm trường, ghép trường, mở rộng diện tích đất, sân chơi bãi tập, tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp để thu hút học sinh đến trường.
- Chỉ đạo chính quyền các xã, các phòng, ban, tổ chức đoàn thể xã hội vận động nhân dân tham gia đóng góp XHH giáo dục, vận động những nhà hảo tâm, những công ty, xí nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện phải đóng góp XHH đến từng địa chỉ cụ thể trong năm.
5. Đối với Phòng GDĐT
Kiến nghị với các cấp, các ngành giải quyết trước mắt và lâu dài về công tác đội ngũ, điều hòa biên chế giữa các trường tiểu học để đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp để đảm bảo tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày.
Tham mưu chỉ đạo cụ thể về bán trú cho các trường tổ chức bán trú trên địa bàn huyện.
Tham mưu bổ sung tài chính cho các trường có nhiều điểm trường lẻ đủ kinh phí để hoạt động.
Phối hợp chuyên môn với Ban quản lý dự án huyện trong xây dựng CSVC đảm bảo đặc thù ngành giáo dục. Đầu tư có quy hoạch không dàn trãi, đảm bảo khai thác hết hiệu quả và công năng sử dụng.
6. Đối với Hiệu trưởng các trường Tiểu học
Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và nghiệp vụ quản lý trường học theo CTGDPT mới.
Tăng cường tinh thần trách nhiệm, nổ lực cống hiến, tận tâm với nghề, chống bệnh thành tích, quan liêu, xa dân, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.
Xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày đúng với tình hình và điều kiện thực tiễn tại đơn vị. Phân bố thời khóa biểu dạy ngày khoa học, hợp lý, cụ thể và khả thi.
Phối hợp tay ba nhịp nhàng giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh và XHH giáo dục.
Tham mưu với chính quyền địa phương cấp xã, huyện trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, mở rộng diện tích, dồn ghép các điểm trường.
Thường xuyên, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của giáo viên về giảng dạy và các hoạt đông ngoại khóa cho học sinh. Ngăn chặn tình trạng nâng điểm, chạy trường chạy lớp và day thêm học thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương, Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ GDĐT (2000), Công văn số 10176 /TH ngày 7/11/2000 hướng dẫn “Tổ chức học 2 buổi/ngày là chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế - xã hội của giai đoạn mới”
[3] Bộ GDĐT (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Ban
hành qui định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông.
[4] Bộ GDĐT (2011), Công văn số 5842/2011/ BGDĐT Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học ở tiểu học.
[5] Bộ GDĐT (2012), Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT ngày 16/5/2012 ban hành
quy định về dạy thêm, học thêm.
[6] Bộ GDĐT (2016), Công văn 3316/BGDĐT-GDTH ngày 7/7/2016 về việc hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường tiểu học thực hiện chương trình các tiết dạy theo Quyết định 16/2006/BGDĐT
[7] Bộ GDĐT (2017), Tài liệu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông giai đoạn 2017-2024.
[8] Bộ GDĐT (2018), Thông tư 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
[9] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo Trung ương I – Hà Nội.
[10] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2010), Quản lý nhà trường, NXB
giáo dục Việt Nam – Hà Nội.
[11] Lê Văn Chín (2011) , Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học
02 buổi/ ngày ở cấp tiểu học, Khoa học giáo dục số 67, trang 48 -50.
[12] Chính phủ nước CHXHXN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục
giai đoạn 2011- 2020 (Ban hành theo Quyết định số 711/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/6/2012).
[13] Phạm Khắc Chương (2007), Đại cương quản lý giáo dục, Hà Nội
[14] Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị Trung
ương lần thứ VIII, khóa XI “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
[15] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB
giáo dục Hà Nội.
[16] Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2008), Giáo dục học tiểu học, NXB Đại học
[17] Hoàng Thị Kim Huệ (2010), Tập bài giảng Quản lý hoạt động dạy học trong
trường phổ thông, Hà Nội.
[18] Nguyễn Trọng Hưng (2010), “Chỉ đạo dạy học 02 buổi/ ngày ở bậc tiểu học”,
Tạp chí thế giới trong ta, số 103&104.
[19] Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB đại học sư phạm Hà Nội.
[20] Trần Kiểm (2007), Giáo trình quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa
học giáo dục, Hà Nội.
[21] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục,
NXB đại học sư phạm Hà Nội.
[22] Mai Xuân Minh (2006), Hiệu quả dạy học 02 buổi/ ngày ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, chuyên đề giáo dục tiểu học
tập 120.
[23] Lê Văn Ôn (2009), Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong trường tiểu học, Tạp chí trong ta, số 91, 92, tr 16-19.
[24] Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học Hà nội, Đà Nẵng .
[25] Phòng GDĐT Núi Thành (2017), Công văn 197/PGDĐT-TH ngày 6/11/2017 về việc hướng dẫn thực hiện thu, chi việc dạy 2 buổi/ngày năm học 2017-2018
[26] Phòng GDĐT Núi Thành (2019), Công văn số 95/PGDĐT-TH ngày 6/6/2019 về việc hướng dẫn dạy và học môn tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2019- 2020
[27] Phòng GDĐT Núi Thành (2019), Công văn 127/PGDĐT-TH ngày 4/ 9/2019 về việc hướng dẫn dạy 2 buổi/ngày đối với các trường tiểu học, năm học 2019-2020
[28] Phòng GDĐT Núi Thành (2019), Báo cáo 97/PGDĐT-TH ngày 21/ 9/2019 về Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 và phương hướng nhiệm vụ năm
học 2019-2020
[29] Trịnh Thị Quý (2008), Tài liệu học tập xây dựng mô hình trường học thân thiện, Hà Nội.
[30] Sở GDĐT Quảng Nam (2017), Công văn 1581/SGDĐT-KHTC ngày 11/10/2017 về việc hướng dẫn dạy học 02 buổi/ngày năm học 2017-2018 và các năm tiếp theo.
[31] Sở GDĐT Quảng Nam (2017), Công văn 1616/SGDĐT-KHTC ngày 16/10/ 2017 về việc quán triệt tổ chức dạy học 02 buổi/ngày năm học 2017- 2018.
[32] Sở GDĐT Quảng Nam (2017), Công văn số 1935/SGDĐT - KHTC ngày 1/12/2017 của Sở GDĐT Quảng Nam về chống lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
[33] Sở GDĐT Quảng Nam (2018), Công văn 1241/SGDĐT-GDTH ngày 23/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam về triển khai chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2.
[34] Nguyễn Đình Sơn (2010), Rất cần chuyên biệt hóa giáo viên tiểu học; tạp chí thế giới trong ta số 99, 100 tr. 8+9.
[35] Lê Quang Sơn (2011), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[36] Nguyễn Hữu Thiên (2009), Giải pháp dạy học năng khiếu tự chọn theo nguyện vọng, sở trường của học sinh, Nhà xuất bản Hà Nội.
[37] UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Quyết định 09/QĐ-UBND ngày 26 /4/ 2014