Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục ở buổi 2 của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục ở buổi 2 của giáo viên

1.4.4.1. Quản lý dạy học buổi 2

bài tập chưa thực hiện được ở buổi thứ nhất đồng thời tạo cơ hội cho hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động tập thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kỹ năng cho học sinh.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường vẫn còn nặng về dạy các môn văn hóa, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoại khóa,… tuy đã được quan tâm song kết quả còn thấp, chưa hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú cho các em.

Dạy 02 buổi/ ngày ở buổi thứ 2 chủ yếu tập trung vào đặc điểm, tình hình học sinh mỗi lớp để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng, củng cố phần kiến thức đã học ở buổi thứ nhất, khắc sâu nội dung bài học; đồng thời, dựa vào trình độ tiếp thu kiến thức của lớp mà phân hóa đối tượng học sinh để phù đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ở lớp mình phụ trách, làm sao học sinh chủ động tiếp thu tại trường, không giao bài tập về nhà.

Song để học sinh bớt nhàm chán và phát huy tốt các nội dung của buổi 2 người hiệu trưởng phải quản lý, chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ở lớp học theo 03 đối tượng là hoàn thành xuất sắc, hoàn thành và chưa hoàn thành. Từ đó mới có hướng theo dõi, điều chỉnh đảm bảo phương pháp, hình thức, nội dung bài dạy, tránh trùng lặp nội dung ở buổi chính khóa gây nhàm chán, mất hứng thú học tập của học sinh.

Thường xuyên giám sát, theo dõi, tổ chức tốt các hoạt động sau giờ học chính khóa, tăng cường các hoạt động phát triển kĩ năng cho các em học sinh qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế ở địa phương, tham quan dã ngoại, tổ chức dạy học các môn học và nội dung tự chọn được quy định trong chương trình. Lựa chọn nội dung thích hợp để học sinh nghiên cứu, trãi nghiệm và hình thành các kỹ năng trong cuộc sống và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Khuyến khích giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xây dựng nhiều chương trình hoạt động để lôi cuốn học sinh tham gia. Bên cạnh đó người hiệu trưởng cần phải tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu và nhân rộng các hình thức tổ chức hoạt động phong phú của một số lớp để cùng chia sẽ, rút kinh nghiệm.

1.4.4.2. Quản lý phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương trình, bồi dưỡng học sinh năng khiếu

Theo công văn 3316/BGDĐT-GDTH ngày 7/7/2016 về việc hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường tiểu học thực hiện chương trình các tiết dạy theo Quyết định 16/2006/BGD ĐT, ở buổi thứ 2 tập trung vào nội dung chưa dạy xong ở buổi thứ nhất (đối với tiết học có nội dung dài và khó), thực hành kiến thức đã học giúp học sinh chưa hoàn thành vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập; học sinh năng khiếu các môn học phát huy sở trường;

Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành: Là tổ chức dạy học cho những học sinh trong quá trình học tập nhưng không nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học nhằm

bổ sung những kiến thức mà một số đối tượng học sinh chưa tiếp thu được để rèn luyện các học sinh này theo kịp với trình độ với các bạn trong lớp.

Bồi dưỡng học sinh năng khiếu là phát hiện và tổ chức dạy học cho học sinh tìm hiểu sâu hơn về kiến thức đã học môn Toán, Tiếng Việt; học sinh có năng khiếu ở các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục,…nhằm giúp học sinh phát huy sở trường năng khiếu của mình.

Việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng học sinh năng khiếu được diễn ra thường xuyên suốt quá trình năm học; không những trong giờ chính khóa mà phân hóa đối tượng học sinh ở buổi thứ 2. Đây là hoạt động cần phải quan tâm và được chú trọng đúng mức.

Muốn vậy, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng quản lý bằng cách bàn giao lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp trước với giáo viên chủ nhiệm lớp sau, khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh ngay từ đầu năm của từng khối lớp, có kế hoạch để sắp xếp, bố trí thời khóa biểu của buổi thứ 2 của giáo viên sao cho phù hợp trong giảng dạy.

1.4.4.3. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống.

Hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản (đã được qui định và dành thời gian trong kế hoạch dạy học) sau đây:

Tiết chào cờ đầu tuần;

Tiết hoạt động NGLL hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng.

Để quản lý hoạt động giáo NGLL, giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lí khoa học mà người quản lí nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lí các hoạt động giáo dục cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch.

Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch công tác, trong kế hoạch đó có nội dung giáo dục NGLL, giáo dục kĩ năng sống; đặc biệt là kế hoạch của Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục, kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn, tổ chủ nhiệm, kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm lớp, kế hoạch của các tổ chức Đoàn, Đội, Công đoàn.

Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục (kế hoạch năm, tháng, tuần) thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, với kế hoạch của các bộ phận (để tránh tổ chức các hoạt động chồng chéo trong cùng một thời điểm, đồng thời có sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức hoạt động của các bộ phận có liên quan). Hiệu trưởng đưa kế hoạch này vào kế hoạch hoạt động chung hàng tháng, hàng tuần của nhà trường để toàn trường cùng thực hiện. Kế hoạch này được toàn thể Hội đồng giáo dục thông qua vào đầu mỗi năm học.

Bên cạnh đó để quản lý tốt các hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả thì người hiệu trưởng phải huy động thêm các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia:

* Phối hợp với lực lượng trong nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên bộ môn Tổ chủ nhiệm Tổ bộ môn

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

* Phối hợp với lực lượng ngoài nhà trường

Các hoạt động giáo dục với đặc thù đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức nó. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ, về CSVC và tài chính của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ các nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạt chất lượng. Vì vậy, hiệu trưởng phải làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)