Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

2.4.4.1. Thực trạng quản lý về CSVC, thiết bị dạy học 02 buổi/ ngày

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của CSVC - thiết bị dạy học (TBDH) đối với quá trình đào tạo, các trường tiểu học đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Thực hiện lộ trình xây dựng và duy trì các mức kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia trong các năm học, lãnh đạo các trường đã thực sự quan tâm đầu tư CSVC - TBDH theo chuẩn bằng nhiều nguồn cho nên CSVC - TBDH nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã và đang làm tốt thì công tác quản lí CSVC - TBDH ở một số trường vào đầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau:

Một số trường không có phòng đảm bảo diện tích rộng cho việc sắp xếp, bảo quản thiết bị đồ dùng dạy học, chưa có đủ phòng học bộ môn. Chất lượng thiết bị mua sắm hoặc được cấp còn thấp chưa đồng bộ, nhiều thiết bị không sử dụng được do chất lượng kém, hoặc kết quả không chính xác.

Về phía giáo viên, việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng cho các giờ dạy đôi khi chưa thật chu đáo. Trình độ và kĩ năng của một số giáo viên, đặc biệt giáo viên cao tuổi chưa đáp ứng được với những thiết bị hiện đại như: Soạn bài bằng máy tính, soạn giáo án trên powerpoin, E-leanning, kĩ năng trình chiếu, truy cập internet, sử dụng máy chiếu đa vật thể,… Nhân viên phụ trách thiết bị dạy dạy học đôi lúc không chuyên trách còn kiêm nhiệm nên chất lượng phục vụ chưa cao.

Về công tác quản lý, trình độ quản lý của cán bộ quản lý về công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm còn hạn chế. Chưa đề ra được biện pháp, nội quy hữu hiệu cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng thiết bị của cán bộ phụ trách…

Công tác kiểm kê tài sản, thiết bị được tiến hành định kì song còn mang tính hình thức. Các thiết bị hư hỏng đôi khi chưa được thay thế, sửa chữa kịp thời, nhiều thiết bị

hỏng để lưu giữ không được thanh lí gây bừa bộn…

Bảng 2.21. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Nội dung thực hiện Mức độ cần thiết (%) N=164 Mức độ thực hiện (%) N=164 3 2 1 0 3 2 1 0 Có kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 72,5 27,5 0,0 0,0 78,1 21,9 0,0 0,0 Tổ chức bảo quản và khai thác hiệu quả CSVC và thiết bị

52,3 36,7 11 0,0 36,2 47,8 16 0,0 Kiểm kê, thanh lý

CSVC, thiết bị hư hỏng 57,3 41,2 1,5 0,0 44,1 16,9 39,6 0,0 Đảm bảo số lượng, chất lượng các phòng chức năng và các phòng phục vụ học tập 45,2 37,9 16,9 0,0 19,4 43,7 24,6 12,3 Lập biên bản bàn giao cơ sở vật chất thiết bị đến từng bộ phận, giáo viên 34,2 43,1 21,8 3,1 26,3 45,7 18,9 9,1 Đẩy mạnh XHH giáo dục để tăng cường CSVC, thiết bị dạy học 32,4 28,9 38,7 0,0 19,7 23,8 34,6 21,9 Đánh giá chung 49 35,9 15,5 0,5 37,3 33,3 22,3 7,2

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.21 ta thấy viêc quản lý xây dựng kế hoạch hoàn thiện hệ thống CSVC, trang thiết bị trường học là rất quan trọng, đặt biệt là nhà ăn, bếp ăn, phòng ngủ cho học sinh để phục vụ cho việc dạy học 02 buổi/ ngày, bán trú là rất cần thiết được mọi người quan tâm. Thực tế cho thấy, ở các trường hiện nay chỉ đủ phòng học, thiếu các phòng chức năng, các phòng phục vụ học tập, trang thiết bị dạy học đã cũ kĩ.

Về mức độ thực hiện vẫn còn 7,2% thực hiện yếu và 22,3% thực hiện ở mức trung bình. Bởi lẻ kinh phí còn phụ thuộc nhiều vào kinh phí nhà nước chu cấp, chỉ dựa vào kế hoạch phát triển của huyện. Công tác XHH giáo dục có nhưng chưa cao,

đạt ở mức độ thấp. Đánh giá về CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học 02 buổi/ ngày trên địa bàn huyện còn thiếu, đáp ứng được tương đối nhu cầu dạy học. Thiết bị sẵn có ở nhà trường chưa phát huy hết tác dụng, công tác bảo quản còn nhiều bất cập.

Đa số cán bộ, giáo viên cho rằng, CSVC, trang thiết bị để phục vụ dạy 02 buổi/ ngày là chưa phù hợp. Ý kiến đánh giá phần lớn là chưa đảm bảo phòng máy để dạy Tin học, Ngoại ngữ; các phòng học bộ môn như Âm nhạc, Mỹ thuật chưa được trang bị các thiết bị cần thiết; việc ăn ở bán trú cũng còn gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo để giáo dục học sinh. Toàn huyện có 04/23 nhà đa năng để luyện tập thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động tập thể,…Các trường còn lại chỉ tổ chức học tập ở ngoài trời, ảnh hưởng không nhỏ khi thời tiết mưa gió, nắng nóng.

2.4.4.2. Thực trạng quản lý về đội ngũ giáo viên dạy học 02 buổi/ ngày

Để đảm bảo cho việc tổ chức tốt các hoạt động trong dạy học 02 buổi/ ngày đa số các hiệu trưởng quản lý tốt các nội dung liên quan đến đội ngũ giáo viên như: Quản lý về giờ giấc lên lớp, ra vào lớp; quản lý việc soạn, giảng và lên lớp giảng dạy; quản lý việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục cho học sinh; quản lý về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên; quản lý giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh bán trú,... Nhưng để đảm bảo tốt hơn nữa trong việc tổ chức dạy 02 buổi/ ngày thì việc quản lý trong việc phân công giáo viên giảng dạy là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và tham gia tốt các hoạt động giáo dục, bố trí thời gian hợp lý và đúng vị trí việc làm đảm bảo chất lượng cả buổi thứ nhất và buổi thứ 2.

Bảng 2.22. Quản lý đội ngũ giáo viên dạy 02 buổi/ ngày

Nội dung công việc

Mức độ thực hiện

Buổi thứ nhất Buổi thứ hai

3 2 1 0 3 2 1 0

Phân công hợp lý thời

gian của giáo viên 76,4 23,6 0,0 0,0 62,4 28,7 8,9 0,0 Chất lượng thực hiện

giảng dạy, giáo dục của giáo viên

78,8 21,2 0,0 0,0 46,1 28,9 25,0 0,0 Có điều chỉnh lại sự

phân công cho phù hợp

73,6 26,4 0,0 0,0 56,7 43,3 0,0 0,0 Công khai sự phân

công trong toàn trường 90,5 9,5 0,0 0,0 90,5 9,5 0,0 0,0

Đánh giá chung 79,8 20,2 0,0 0,0 63.9 27,6 8.5 0,0

Qua bảng khảo sát ý kiến của CBQL và giáo viên ở bảng 2.22 ta nhận thấy rằng: Chất lượng quản lý giáo viên của buổi thứ nhất đạt khá - tốt, đáp ứng được yêu cầu

giảng dạy cũng như chất lượng các hoạt động giáo dục. Điều đó cho thấy trong quá trình thực hiện các trường có sự quan tâm nhiều đến việc phân công giáo viên để đảm bảo cho việc thực hiện dạy học 02 buổi/ ngày. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc quản lý dạy học 02 buổi/ ngày có sự phân công giáo viên chưa hợp lý và chất lượng giảng dạy ở buổi thứ 2. Đây là nội dung mà rất nhiều nhà trường rất quan tâm nhưng vì điều kiện đỗi ngũ, CSVC, điều kiện di chuyển từ điểm trường này đến điểm trường khác nên rất khó khăn trong việc phân công, sắp xếp giảng dạy. Chất lượng của buổi thứ 2 đa phần không đảm bảo bằng chất lượng của buổi thứ nhất. Đây là vấn đề trăn trở của các nhà trường trong việc phân công giáo viên ở buổi thứ 2.

Về kinh phí cho giáo viên: Hiện nay đối với huyện Núi thành thì việc phân bổ

biên chế tiểu học tiểu học của huyện luôn đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp. Đây là tỉ lệ đảm bảo cho các trường tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày không thu bất cứ 1 khoản kinh phí nào để chi trả cho việc dạy học 02 buổi/ngày ngoài kinh phí thu bán trú cho học sinh theo thảo thuận với PHHS. Theo định mức giáo viên tiểu học là 23 tiết/ tuần, nhưng để đảm bảo dạy từ 9 - 10 buổi thì phải có các tiết tăng cường và các tiết phụ đạo, bồi dưỡng vào buổi thứ 2. Giáo viên được phân công dạy tăng hơn so với 23 tiết sẽ được nhà trường hỗ trợ chi trả là 35.000đ/ tiết tăng theo quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đề ra bằng nguồn kính phí 20% của kinh phí chi thường xuyên về phụ đạo và bồi dưỡng.

Về quản lý kinh phí bán trú: Đây là vấn đề nhạy cảm và hết sức tế nhị của các

đơn vị trường học. Để đảm bảo nội dung trên, vào đầu các năm học Sở GDĐT và Phòng GDĐT luôn có sự chỉ đạo sát sao công tác thu chi để đảm bảo cho thực hiện công tác bán trú.

* Dự kiến thu:

Sau khi bàn bạc thống nhất trong khẩu phần ăn trong phụ huynh, căn cứ trên tiêu chuẩn ăn của trẻ từ 6 đến 12 tuổi, các nhà trường xây dựng thu mỗi học sinh như sau:

Thu tiền ăn theo ngày thực tế: Mỗi tháng: 240.000 đồng/học sinh với số lượng 20 ngày ăn. Cụ thể:

Một bữa chính: 13.000đ + 1 bữa phụ (xế) 4 000đ = 17.000đ x 20 ngày = 340.000đ /1 hs

Thu theo số ngày học thực tế theo bảng chấm công học sinh học hằng ngày

Thu tiền phục vụ học sinh, mua sắm dụng cụ phục vụ học sinh ..v..v và chi cho cấp dưỡng, giáo viên trực trưa, ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ, văn phòng trực bán trú, bảo vệ trực trưa làm công tác bán trú: 150.000đ/tháng

* Dự kiến chi:

Cơ sở vật chất ban đầu:100% thu được đầu tư cho xây dựng cơ bản ban đầu theo như kế hoạch các trường đã đề ra.

Chi tiền phụ thu cho công tác bán trú :

Tiền ga, điện sáng, nước sinh hoạt, nước uống học sinh, tăm, giấy, xà phòng rửa chén, bao tay, ...những đồ dùng bị hỏng cần mua sắm bổ sung thêm để phục vụ cho học sinh bán trú.

Nước uống mỗi lớp 1 bình/1 ngày/1 lớp

Còn lại 80% tổng số tiền phụ thu bán trú để chi các khoản như sau :

Chi tiền công cho nhân viên cấp dưỡng là 140.000đồng/ người/ ngày (theo bảng chấm công hằng ngày)

Chi tiền cho giáo viên trực trưa: 70.000đồng/ 1 buổi trưa/ người (theo bảng chấm công cụ thể phải đảm bảo)

Sau khi thanh toán tất cả các khoản chi ưu tiên trên, còn lại số kinh phí chi cho ban giám hiệu, nhân viên trực trưa làm ngoài giờ phục vụ công tác bán trú.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)