7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Tăng cường quản lý, tổ chức các hoạt động bán trú ở các trường tổ chức
bán trú
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa cần đạt
diện của học sinh. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ
luôn được nhà trường lưu ý cẩn thận. Quản lý và tổ chức tốt các hoạt động bán trú
trong nhà trường là thực hiện công tác chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện của học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi, … tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm cô - trò,.... Vì vậy, công tác bán trú có vai trò hết sức quan trong đến chất lượng giáo dục cũng như sự hình thành nhân cách, kĩ năng của học sinh.
3.2.5.2. Nội dung, biện pháp
Để tổ chức được bán trú cho học sinh đòi hỏi người hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện đảm bảo sao cho hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị, đồng thời phải quản lý và tổ chức đảm bảo cho các em học sinh khi ở lại trưa tại trường.
Quản lý: Quản lý chế độ ăn uống của học sinh qua thực đơn hằng ngày, qua công
tác phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách phân công ca trực, ca phục vụ đầy đủ để đảm bảo khẩu phần và chế độ dinh dưỡng cho các em.
Quản lý việc sinh hoạt, giải trí, ngủ, nghỉ sau bữa ăn của học sinh qua việc phân công giáo viên, nhân viên phục vụ, bám lớp, bám trường để cùng với học sinh sinh hoạt, ngủ, nghỉ ở buổi trưa tại trường.
Tổ chức: Tổ chức bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức cho
các lớp trực nhật, cùng nhân viên cấp dưỡng phục vụ các bữa ăn cho các bạn.
Xây dựng ý thức tự giác khi ăn trưa, các em học sinh tự lấy bát đĩa và tự vệ sinh bát đĩa sau khi ăn xong, thời gian ăn khoảng 30 phút.
Hết giờ ăn tổ chức cho các em xem chương trình giải trí tại phòng học của mỗi lớp 15 phút sau đó các em phải ngủ.
Tổ chức cho các em vệ sinh cá nhân sau giờ ngủ để chuẩn bị bắt đầu vào tiết học đầu tiên của buổi chiều.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Đây là việc làm khá phức tạp và khó khăn đối với Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên phục vụ. Để đảm bảo an toàn, vệ sinh, đảm bảo các chế độ dinh dưỡng, ngủ, nghỉ của các em đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết sắp xếp, xây dựng lịch trình, nội
dung chi tiết cho từng ngày để đảm bảo phục vụ các em vừa nhỏ vừa số lượng nhiều. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác bán trú, các nhà trường đã có những đầu tư nhất định về cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho bếp ăn hàng ngày. Cụ thể: Trang bị phòng ăn rộng đủ chỗ cho học sinh và giáo viên, nhân viên toàn trường. Phòng ăn thường xuyên được tổng vệ sinh, lau sàn nhà, cửa sổ... sau mỗi bữa ăn. Có đủ ánh sáng, quạt trần và nhiều quạt treo tường để học sinh đủ mát khi ăn cơm vào mùa hè.
Mỗi lớp phải trang bị 1 giá khăn mặt dài 1 mét với 3 tầng phơi rộng rãi. Có hệ thống nước để các em vệ sinh trước và sau khi ăn đảm bảo cho học sinh sử dụng hàng ngày. Các nhà trường phải thường xuyên bổ sung thêm chăn, chiếu, gối cho các lớp bán trú. Hàng tuần các cô phụ trách bán trú giặt gối, chiếu, vỏ chăn, vỏ đệm. Khăn mặt, cốc uống nước của học sinh đánh rửa và giặt hàng ngày.
Bếp ăn của trường phải có tủ cơm ga, và các bếp ga công nghiệp...Nhà bếp có đủ tiêu chuẩn bếp một chiều theo từng khu vực như sau:
Khu vực tập kết thực phẩm tươi sống, nguyên liệu Khu vực sơ chế (nhặt rau, thái thịt ... )
Khu vực nấu, chế biến (làm chín) Khu vực bảo quản thức ăn chín Chia thức ăn cho học sinh các lớp
Có đủ nguồn nước sạch và bảo quản tốt về vệ sinh và an toàn. Bể chứa nước có nắp, khoá và được cọ rửa theo định kỳ. Có khay có lưới che kín để tránh ruồi muỗi bay vào. Có tủ đựng thìa, đũa và xoong nồi để phòng chuột bò vào gây bệnh. Nhà trường có chế độ vệ sinh định kỳ diệt ruồi, muỗi, gián, chuột là những vật trung gian truyền bệnh và gây ô nhiễm thực phẩm.
Đầu các năm học hiệu trưởng hợp đồng với 1 đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín và chất lượng để cung cấp cho nhà trường. Trong hợp đồng có sự cam kết về đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối các ngày các bộ phận nhân viên phải tính toán và lên đươc thực đơn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho ngày hôm sau. Thực phẩm được cung cấp hằng ngày vào sáng sớm và được đội ngũ nhân viên phục vụ sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Mỗi món ăn được lưu trữ mẫu thức ăn vào tủ lưu trữ đến cuối ngày. Định kì đến bữa trưa, nhà trường sẽ phân công các lớp từ lớp 3 đến lớp 5 đến ca trực phải cùng với nhân viên phục vụ mang thức ăn đến từng bàn cho bạn học, nhân viên phục vụ cho giáo viên cùng ăn với học sinh để cùng quan sát, quản lý học sinh. Học sinh phải tự lấy chén, bát, đũa, muỗng để ăn. Mỗi bàn ăn 6 - 8 em học sinh. Khi phục vụ cho bạn xong các em mới được ăn, sau khi ăn xong học sinh phải tự rửa chén, bát những vật dụng cần thiết của từng cá nhân để vào nơi ban đầu rồi về lớp. Để làm được điều này đòi hỏi người hiệu trưởng, Ban quản lý, giáo viên phải có thời gian hướng dẫn tập trung một tuần đầu vào năm học để các em dần quen và vệ sinh đúng cách. Đây là việc làm vừa mang tính kỉ luật vừa mang tính giáo dục cho các em biết tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân.
trách 2 cho các em sinh hoạt, xem phim, chơi trò chơi tại lớp 15 phút sau đó các em vào vị trí ngũ như đã sắp xếp để ngủ trưa. Tất cả học sinh phải vào nằm ngủ và giữ yên lặng. Trước thời gian vào học 30 phút giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách 2 gọi học sinh dậy và hướng dẫn cho các em vệ sinh cá nhân để chuẩn bị vào tiết học đầu tiên của buổi chiều.
Tất cả các hoạt động trên phải được hiệu trưởng, Ban quản lý bán trú và giáo viên nhà trường xây dựng nề nếp ngay từ đầu năm học và thường xuyên chỉ dẫn, giúp đỡ các em biết tự phục vụ và chăm sóc bản thân. Đây là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc.