7. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy và học ở buổi 2
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa cần đạt
Các hoạt động dạy và học ở của buổi 2 của giáo viên và học sinh là một hoạt đông hết sức quan trọng để giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp học sinh ôn lại, nhớ lại và giải quyết được các nội dung, các bài tập chưa hoàn thành ở buổi thứ nhất. Tuy nhiên, đa phần giáo viên và học sinh có tư tưởng xem nhẹ, ít chú trọng hơn buổi thứ nhất nên nhìn chung buổi 2 ở các trường hoạt động không hiệu quả. Chính vì những lí do đó nên đòi hỏi người hiệu trưởng phải tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý để các hoạt động dạy và học ở buổi 2 đạt kết quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2.6.2. Nội dung, biện pháp
Các hoạt động của buổi 2 đa phần là những nội dung giáo viên chưa giải quyết được ở buổi thứ nhất, và các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng, các hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống...
Quản lý giờ giấc lên lớp và nội dung thực hiện của buổi 2 qua sổ báo giảng và kế hoạch thực hiện từng tuần của giáo viên.
Quản lý dạy bồi dưỡng và phụ đạo qua thời khóa biểu của từng giáo viên được hiệu trưởng nhà trường phân chia cụ thể theo từng ngày, từng buổi và được thể hiện rõ ràng trong thời khóa biểu chính khóa.
Quản lý bài soạn của giáo viên qua giáo án hằng ngày
Quản lý học sinh việc chuyên cần, tiếp thu bài qua sổ liên lạc và sổ chủ nhiệm của giáo viên.
Các hoạt động NGLL và giáo dục kĩ năng sống được quản lý qua kế hoạch thực hiện của Ban NGLL và lịch thực hiện cụ thể từng tuần của ban NGLL theo từng lớp.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện
Trước tiên để đảm bảo các hoạt động của nhà trường diển ra đúng kế hoạch thì việc quản lý gờ giấc, nề nếp lên lớp của giáo viên là việc làm đầu tiên để duy trì kỉ luật trong nhà trường. Vào đầu các năm học hiệu trưởng xây dựng quy chế, thời gian ra vào lớp, nội quy cụ thể ngay từ đầu năm để CBCCVC toàn trường biết thực hiện. Phân công các thành viên trong Ban giám hiệu trực lãnh đạo để theo dõi quá trình lên lớp, giảng dạy của giáo viên và học sinh, kịp thời chỉ đạo và xử lý những nội dung, những
công việc liên quan đến công tác dạy và học. Thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng, hồ sơ sổ sách giáo viên để nắm bắt nội dung, kế hoạch thực hiện.
Hiệu trưởng xây dựng thời khóa biểu chính khóa và thời khóa biểu phụ đạo, bồi dưỡng chung trong 1 thời khóa biểu để thuận tiện cho giáo viên sắp xếp, bố trí công việc đồng thời cũng tạo điều kiện cho Ban giám hiệu giám sát quá trình phụ đạo và bồi dưỡng được sát hơn, cụ thể hơn. Tăng cường công tác kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp và trong thời gian lên lớp về giáo án, đồ dùng dạy học...
Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học để thường xuyên, kiểm tra, chỉ đạo quá trình soạn và giảng dạy trên lớp đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng để điều chỉnh, khắc phục những tồn tại trong giảng dạy ở buổi 2. Trong quá trình kiểm tra giáo án kết hợp kiểm tra hồ sơ sổ sách trong đó chú ý đến kiểm tra sổ chủ nhiệm của giáo viên, sổ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với PHHS để nắm tình hình học sinh chuyên cần, quá trình học tập của học sinh trên lớp... để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời. Tăng cường kiểm tra đột xuất các tiết dạy và giáo án khi lên lớp của giáo viên. Sau các đợt kiểm tra có xây dựng hồ sơ và kết luận khi kiểm tra để gửi lên điều hành công việc của nhà trường cho toàn thể CBCCVC biết những sai sót nếu có để né tránh, không vấp phải.
Song song với kiểm tra quá trình giảng dạy của giáo viên và học của học sinh thì quản lý hoạt động giáo dục NGLL và giáo dục kĩ năng sống của giáo viên đối với học sinh cũng không kém phần quan trọng. Đây là mặt giáo dục góp phần hình thành nhân cách và kĩ năng cho học sinh. Chính vì vậy người hiệu trưởng cần phải thường xuyên và tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của giáo viên và ban NGLL. Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong ban NGLL kiểm tra kế hoạch thực hiện của giáo viên, kiểm tra chuyên đề thực hiện và cùng sinh hoạt chuyên đề với các lớp để nắm bắt tình hình tổ chức sinh hoat của các lớp. Trong quá trình tham gia sinh hoạt với các lớp các thành viên trong ban NGLL phải nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của các lớp để các lớp phát huy hoặc rút kinh nghiệm những nội dung chưa tốt nhằm hoàn thiện cho các đợt sau. Sau các đợt kiểm tra các thành viên trong ban NGLL tổng hợp lại những ưu điểm, tồn tại và báo cáo lên hiệu trưởng nhà trường để nắm được quá trình thực hiện của các lớp đồng thời có hướng chỉ đạo hiệu quả hơn.