7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và hoạt động học ở buổi thứ nhất
2.4.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy
* Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, giờ lên lớp của giáo viên
Việc chuẩn bị giờ lên lớp quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học. Việc giáo viên tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp là việc quan trọng nhất trong qui trình lao động sư phạm. Việc tự chuẩn bị của giáo viên là một khâu lao động trí óc độc lập, giáo viên có thể tự quyết định thực hiện ở nhà hay ở trường (nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất). Nếu người giáo viên không có đầy đủ tinh thần trách nhiệm, không có chế độ làm việc trong ngày rõ ràng, không chuẩn bị sớm cho các giờ lên lớp thì công việc sẽ hời hợt và mang tính hình thức.
Hiệu trưởng các trường tiểu học đã nhận thức đủ tầm quan trọng của việc quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.
Bảng 2.15. Quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
Nội dung công việc Mức độ cần thiết (%) N=164
Mức độ thực hiện % N=164
3 2 1 0 3 2 1 0
Giáo viên thực hiện hồ sơ,
sổ sách theo quy định 68,2 31,8 0,0 0,0 34,4 43,7 21,6 0,3 Thực hiện các yêu cầu
soạn giáo án, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
78,8 21,2 0,0 0,0 46,1 28,9 25,0 0,0 Chuẩn bị đồ dùng dạy học 36,8 53,4 9,8 0,0 26,1 34,5 37,4 2,0 Chuẩn bị các phiếu bài tập
cho các nhóm
29,7 46,2 20,4 3,7 16,5 34,8 46,3 2,4
Đánh giá chung 53,4 38,2 7.5 0,9 30,8 34,5 32,6 1,1
Qua khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy các trường đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Tuy nhiên mức độ thực hiện của giáo viên chưa cao chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân do trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu trưởng các trường thường phân công cho TTCM, PHT chuyên môn quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học; quản lý việc kiểm tra soạn giảng; lựa chọn phương pháp giảng dạy và việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, hoặc đã kiểm tra rồi giáo viên ít chuẩn bị nên hiệu quả chưa cao. Đây là việc quản lý cần thiết vì tùy theo nội dung từng bài mà có sự chuẩn bị phương pháp cho phù hợp, hiệu
trưởng cần phải quan tâm hơn đến nội dung này.
Giờ lên lớp của giáo viên là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học, nó quyết định đến chất lượng của học sinh trong nhà trường. Nhận thức được điều này, hiệu trưởng đã thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng việc thực hiện chỉ đạt mức trung bình - khá. Hiệu trưởng dự giờ, kiểm tra chưa được thường xuyên; đôi lúc chỉ thông qua báo cáo của phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn;
Hiệu trưởng chỉ quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch, thực hiện thời khóa biểu cả ngày trên trường, nhiều giáo viên dạy học không có đồ dùng dạy học khi lên lớp, tiết dạy diễn ra đơn điệu, nghèo nàn, việc dạy thêm, dạy bù đôi lúc chưa đảm bảo. Trong giờ lên lớp giáo viên chỉ quan tâm đến 02 môn Tiếng Việt và môn Toán, các môn khác giáo viên có lúc tận dụng để dạy Toán, Tiếng Việt hoặc làm việc riêng gây lãng phí thời gian; điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung trong nhà trường.
Bảng 2.16. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Nội dung công việc
Mức độ cần thiết (%) N=164
Mức độ thực hiện % N=164
3 2 1 0 3 2 1 0
Thực hiện thời khóa biểu, ngày giờ công
56,4 34,2 9,4 0,0 65,0 35,0 0,0 0,0 Có đồ dùng dạy học
khi lên lớp
73,4 26,6 0,0 0,0 34,2 30,6 21,7 13,5
Thực hiện dạy phụ đạo, bồi dưỡng
57,4 42,6 0,0 0,0 63,7 36,3 0,0 0,0
Thực hiện dạy thêm giờ, dạy bù
45,6 43,7 10,7 0,0 43,2 36,4 20,4 0,0
Thực hiện việc dự giờ và hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
65,7 34,3 0,0 0,0 16,5 23,4 34,6 25,5
Truyền thụ đúng kiến thức, đúng nội dung không lãng phí thời gian của học sinh
52,1 34,3 13,6 0,0 16,2 29,6 37,9 16,3
2.4.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học
* Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại trường
Bảng 2.17. Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại trường
Nội dung công việc
Mức độ cần thiết (%) N=164
Mức độ thực hiện % N=164
3 2 1 0 3 2 1 0
Bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập của học sinh
53,7 46,3 0,0 0,0 46,7 24,3 29 0,0 Theo dõi chuyên cần
của học sinh
86,4 13,6 0,0 0,0 43,1 46,7 10,2 0,0 Theo dõi việc học phụ
đạo và bồi dưỡng
74,5 25,5 0,0 0,0 34,7 47,8 17,5 0,0 Theo dõi chất lượng học
tập rèn luyện của học sinh
78,2 21,8 0,0 0,0 46,7 47,9 5,4 0,0 Thực hiện khen thưởng,
chấn chỉnh sai phạm kịp thời
76,3 23,7 0,0 0,0 34,7 43,5 18,4 3,4
Đánh giá chung 73,8 26,2 0,0 0,0 41,2 42 16,1 0,7
Qua khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy, việc quản lý học tập của học sinh tại trường được đánh giá rất cao. Học sinh có điều kiện để học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Thông qua các buổi trên lớp, học sinh sẽ nâng cao kiến thức, hiểu biết ngay tại trường, không đem bài về nhà. Tạo được sự đồng thuận rất cao từ các bậc phụ huynh; việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực học tập; học sinh đi học tương đối đảm bảo; theo dõi chất lượng học tập của giáo viên thường xuyên, sự động viên, khen thưởng được quan tâm đúng mức...tạo được động lực lớn cho học sinh khi tham gia học tập tại trường. Tuy nhiên, việc chấn chỉnh sai phạm của học sinh đôi lúc chưa kịp thời do việc nắm bắt thông tin chưa được thường xuyên, kịp thời.
* Quản lý hoạt động tự học của học sinh tại trường
Ngoài kiến thức mà giáo viên truyền thụ cho học sinh trong quá trình lên lớp thì hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh là rất cần thiết. Giúp các em làm việc thường xuyên, tạo cho các em tính siêng năng, biết cách sắp xếp, tình toán trong học tập. Đối với các trường tiểu học thì hoạt động tự học của các em rất khó, bởi các em còn rất nhỏ nên đòi hỏi người hiệu trưởng, người giáo viên phải có sự quan tâm, hướng dẫn để các em có thói quen tự học.
Hoạt động tự học rất phù hợp ở các nhà trường dạy học 02 buổi/ ngày, nhất là buổi thứ 2. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thời gian để có quỹ thời gian cho học sinh
tự học, không phải lúc nào cũng cần phải có giáo viên kề cận, tạo cho các em tính tự lập, tự quản, xây dựng các tiết đọc sách tại lớp, tại thư viện để các em biết khám phá, tìm hiểu;
Qua khảo sát thăm dò việc quản lý hoạt động tự học của học sinh tại các trường tiểu học ta nhận thấy rằng; hoạt động tự học của học sinh là cần thiết và rất cần thiết. Như vậy, hiệu trưởng đều thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh. Trong thực hiện, hiệu trưởng đã chỉ đạo thường xuyên theo dõi sự tích cực, tự giác của học sinh thông qua hoạt động tự học, đặt biệt là tiết tăng cường ở buổi thứ 2.
Tuy nhiên qua bảng 2.18 việc thực hiện đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình - khá 78%, chỉ có 22% đánh giá tốt. Điều này thể hiện rõ là hiệu trưởng thường giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là những người trực tiếp giảng dạy, gần gũi các em mỗi ngày để hướng dẫn tổ chức cho các em tự học thông qua thời khóa biểu đã được hiệu trưởng đề ra ngay từ đầu năm học. Hiệu trưởng chỉ nắm bắt thông tin thông qua các báo cáo của giáo viên để có hướng điều chỉnh và khắc phục những tồn tại, yếu kém nếu có. Đây là việc làm của đa số các hiệu trưởng trong việc quản lý học sinh tự học tại trường, như vậy việc theo dõi, nắm bắt hoạt động tự học của học sinh như trên là không hiệu quả nên chất lượng không như mong đợi.
Bảng 2.18. Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường
Nội dung công việc
Mức độ cần thiết (%) N=164
Mức độ thực hiện % N=164
3 2 1 0 3 2 1 0
Theo dõi phương pháp tự học của học sinh khi làm bài tập
27,6 72,4 0,0 0,0 0,0 49,3 50,7 0,0 Theo dõi tính tự giác,
tích cực của học sinh tham gia các HĐGD
32,1 67,9 0,0 0,0 24,8 35,7 39,5 0,0 Tổ chức hướng dẫn tự
học trong các tiết dạy phụ đạo, tăng cường
43,7 56,3 0,0 0,0 45,2 25,7 29,1 0,0 Phát động phong trào
thi đua học tập, phong trào hoa điểm tốt
43,2 56,8 0,0 0,0 17,8 38,5 43,7 0,0
Đánh giá chung 36,7 63,4 0,0 0,0 22 37,3 40,7 0,0