Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 35 - 37)

Lao động trong cơ sờ đào tạo được hiểu là tất cả những người tham gia vao hoạt động sản xuât kinh doanh của cơ sở đào tạo bất kế họ làm gi, giữ vị trí hay cương vị nào trong cơ sở đào tạo. Lao động là một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành bại cùa cơ sò đào tạo. Thơng qua nguồn lực này thì các nguồn lực khác như đất đai. cơ sờ

Chương 2. NANG cao khả NẦNG cạnh tra n h của c o sở giáo dục đào tạ o

vật chất kỹ thuật... mới được khai thác và không chỉ tạo ra nguôn lực vật chất cho cơ sở đào tạo mà còn tạo ra các nguồn lực tinh thân và tạo bản sắc văn hóa riêng cho cơ sở đào tạo, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh và sức cạnh tranh cho cơ sở đào tạo.

Khi phân tích và đánh giá nguồn nhân lực của cơ sở đào tạo, người ta đặc biệt chú ý ba loại lao động sau:

- Quản trị cấp cao: gồm hiệu trưởng, hiệu phó và trưởng, phó các phịng ban. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đào tạo. Neu họ có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt thì cơ sở đào tạo đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại.

- Quản trị cấp trung gian (trưởng bộ môn): đây là đội ngũ trực tiếp quản lý đội ngũ lao động đòi hỏi phải có kinh nghiệm công tác, khả năng ra quyết định và điều hành công tác.

- Đội ngũ quản trị cấp cơ sở (giảng viên - giáo viên): khả năng cạnh tranh của cơ sở đào tạo phần nào chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ... Bởi vì các yếu tổ này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo, mới lạ của sản phẩm.

Đây là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Đe đạt được mục tiêu đào tạo, cơ sở đào tạo phải thường xuyên quan tâm đầu tư đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Chất lượng cùa đội ngũ quản trị cấp cơ sở phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Kiến thức chuyên môn. + Kỹ năng chuyên môn.

+ Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn. + Năng lực sư phạm.

CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN cơ sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Hiện nay, trình độ học vấn là yếu tố cơ bản để đánh giá năng lực và chất lượng của đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo. Hâu hêt các co sở đào tạo đang dần tiến tới đạt 100% các giảng viên có trinh độ thạc sĩ và đang nhanh chóng đẩy mạnh số lượng giảng viên có trinh độ tiến sĩ, bởi đây chính là yêu tô đê một cơ sở đào tạo lớn mạnh bên vững - một yếu tố cạnh tranh không thể thiếu đối với các cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, việc trau dồi các kiến thức thực tế và phẩm chất đạo đúc nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong việc nâng cao chảt lượng đội ngũ lao động.

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 35 - 37)