Các công cụ marketing trong quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 85 - 89)

d. Đặc điểm hoạt động của trường đại học

3.2.4. Các công cụ marketing trong quảng bá thương hiệu

Chính vì thương hiệu có ý nghĩa cho sự tồn tài lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để thương hiệu của họ đi vào lịng cơng chúng. Hiện nay, việc quảng bá thương hiệu có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp hiệu quà nhất, được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là dùng các cóng cụ marketing để quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp minh. Các công cụ marketing được dùng nhiều cho quảng bá thương hiệu gồm:

Chương 3. QUẦNG BẤ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC cơ sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

quảng cáo, quan hệ công chúng (Public Relations - PR) hoặc bàng các chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2.4.I. Q uản g cáo

Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong thị trường hàng tiêu dùng cá nhân. Các doanh nghiệp tích cực truyền tin về sản phẩm của mình qua hoạt động quảng cáo sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp, từng ngành, từng vùng và từng sản phẩm hàng hóa mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau.

Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cho quảng cáo là đầu tư cho dài hạn. Hiện nay, có rất nhiều các khái niệm về quảng cáo:

- Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thơng phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

- Quảng cáo là những nồ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.

Quảng cáo mang lại hiệu quả rất to lớn cho thương hiệu, nhàm đưa thương hiệu đến được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu cũng như giá trị của thương hiệu trong tiêu dùng sàn phẩm. Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả, chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:

CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN c o sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Hình 3.2. Các bước tiến hành một chương trinh quảng cáo

Chương 3. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC cơ sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Hoạt động quảng cáo rất phong phú và có thể được chuyển đi bàng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như:

> Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân

Sử dụng lực lượng bán hàng - chào hàng có kỹ năng tốt, tính chun nghiệp cao, nắm vững tâm lý và hiểu rõ sản phẩm để tiếp xúc trực tiếp giới thiệu và thuyết phục khách hàng. Việc sử dụng kênh bán hàng trực tiếp cá nhân có ảnh hưởng cá nhân và là một quá trình giao tiếp phức tạp. Tầm quan trọng của hoạt động bán hàng cá nhân phụ thuộc vào bản chất sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng và giai đoạn trong quá trình mua. Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp thường đặt những mục tiêu khác nhau cho người bán hàng của họ. Những nhiệm vụ chủ yếu của người bán là:

- Thăm dị, tìm kiếm những khách hàng mới.

- Truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

- Thực hiện việc bán.

- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, cố vấn cho khách hàng các vấn đề xảy ra, trợ giúp kỹ thuật, giao hàng.

- Nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường.

- Đánh giá tính chất khách hàng và điều phối hàng hóa.

> Quảng cáo trên các phương tiện truyền tIt ơng đại chúng (media

advertising)

Truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí..., ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và phong phú, tuy nhiên địi hỏi chi phí cao, tần suất lớn.

> Quảng cảo qua các hình thức phản hồi trực tiếp (Direct Response

Advertising)

Dùng thư tín, điện thoại, email, tờ rơi, internet, gửi catalogue, hàng hóa qua tạm điện... Hình thức này đặc biệt hiệu quà về khía cạnh

CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN c o sờ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp đến khách hàng, thường được sử dụng nhiều với khách hàng quen thuộc cúa doanh nghiệp.

> Quảng cáo phân phổi (Place Advertising)

Băng rơn, pano, áp phích, phương tiện giao thông, bảng đèn điện tử..., các phương tiện này cho phép khai thác tối đa các loại kích cờ. hình dạng khác nhau dành cho quảng cáo.

> Quảng cáo tại điểm bản

Dùng người giao hàng tại các khu thương mại, tận dụne các loi đi, quầy kệ, bố trí âm thanh, ti vi, video, hoặc phương tiện truyên thông ngay tại cửa hàng để tác động trực tiếp đối với người mua.

> Quảng cảo điện tử

Doanh nghiệp xây dựng trang web và hệ thống thư điện từ cùa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các e-banner đặt các logo, pop-up, pop-under trên các trang web hoặc đăng ký tra theo công cụ tra cứu “serch engine” của các trang chủ thích hợp.

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)