Dịch vụ đào tạo cũng như chất lượng của nó được hình thành từ bốn yếu tố cơ bản sau đây: giáo viên, cơ sở vật chất, khách hàng (học sinh) và tổ chức quản lý quá trình đào tạo.
> Đội ngũ giáo viên
Đây là yếu tố đầu tiên có tính quyết định đến việc hình thành dịch vụ đào tạo. Giảng viên hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, truyền đạt kiến thức, đó chính là cơ sở chủ yếu tạo nên chất lượng dịch vụ. Do đối tượng tác động của người giảng viên là sinh viên, là những con người, nên không chỉ truyền đạt cho họ kiến thức, ngoài dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Nếu đã dạy người thì ngồi kiến thức chun mơn, giảng viên cịn phải hiểu biết rất nhiều khoa học liên quan đếrt con người như: tâm lý giao tiếp, xử lý tình huống, nghệ thuật, văn hóa, xã hội... Không chi phải hiểu biết, có những lĩnh vực giảng viên phải rèn luyện mới có như: đạo đức, tác phong, lối sổng, phương pháp công tác... Những vấn đề này tác động đến học sinh không phải qua giảng dạy mà qua tấm gương làm việc và sinh hoạt của người giảng viên. Giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt, nhưng nếu tư cách đạo đức xấu thì khó có thể đào tạo những
CHẼN LƯỢC TRONG PHÁT TRỂN cơ sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
người học sinh giỏi toàn diện. Khi giảng viên không được sinh viên tơn trọng, lúc đó tiếng nói của họ khó có sức thuyết phục, hấp dẫn học sinh học tập và rèn luyện.
> Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố điều kiện để hình thành dịch vụ đào tạo. Cơ
sở vật chất trong đào tạo bao gồm: trường lớp, phòng thục hành, thư viện, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo... Cơ sở vật chất còn bao gồm các yếu tố hình thành nên mơi trường cho sinh viên như: cảnh quan, môi trường, khơng gian vui chơi, giải trí... Qua đây, ta thấy cơ sở vật chất tạo nên dịch vụ đào tạo rất đa dạng, phức tạp, nếu không đầy đủ, khơng đồng bộ sẽ rất khó hình thành dịch vụ đào tạo có chất lượng. Trong những yếu tố về cơ sở vật chất, có nhừng yếu tố rất “động” như: giáo trình, tài liệu, hệ thống bài tập, bài thực hành... Các yếu tố này thường xuyên thay đổi, đòi hỏi nhà trường phải không ngừng biên soạn, tu chỉnh, cập nhật để đảm bảo tính chính xác, phù họp của kiến thức theo thời gian. Đây là việc làm mất nhiều thời gian, mất nhiều chi phí của nhà trường. Tuy nhiên, nếu khơng làm tốt, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ đào tạo. Trong chương trình mơn học, theo quy định của Nhà nước thì có 30% số tiết “phần mềm” do trường xây dựng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Đây chính là yếu tố làm lên sự khác biệt của nhà trường, nếu nhà trường làm tốt 30% này, sinh viên ra trường sẽ có kiến thức phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực đó.
>• Sinh viên
Dịch vụ đào tạo không chỉ do bên cung ứng quyết định, mả còn phụ thuộc rất lớn vào bên tiêu dùng (sinh viên), số lượng và chất lượng dịch vụ đào tạo phụ thuộc rất lớn vào người tiếp nhận. Khả năng tiếp thu của sinh viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo; củng một giảng viên giảng dạy, nhưng do khả năng tiếp thu khác nhau nên chất lượng học tập của mỗi sinh viên cũng khác nhau. Ngoài khá năng tiổp thu kiên thức, muốn đạt kết quả học tập cao, người học phài say
Chương 3. QUẦNG BẤ THƯƠNG HIỆƯ CỦA CÁC cơ sở GIÁO DỤC ĐẠt HỌC
mê với việc học tập. Chất lượng học tập phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự học tập, tự nghiền cứu của học sinh, sinh viên.
> Tổ chức quản ỉý quá trình đào tạo
Đây là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì yếu tố này là cơ sở, là cách để kết dính ba yếu tố trên lại với nhau. Khơng chỉ có thế, nó cịn kết hợp sao cho phát huy được sức mạnh của các yếu tố đó một cách hiệu quả nhất, tức là tạo ra dịch vụ đào tạo có chất lượng cao nhất. Tổ chức quản lý trong nhà trường, đó chính là hình thành nên cơ cấu bộ máy bao gồm các phịng, tổ, bố trí nhân viên ở các phòng, tổ và xác định nhiệm vụ cho họ, quy định mối quan hệ dọc, ngang trong hệ thống tổ chức. Từ đó, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân sẽ xác định công việc của mình qua bản mơ tả công việc. Công tác tổ chức quản lý càng khoa học, chặt chẽ thì làm cho các hoạt động của nhà trường vận hành càng trơn tru, đều đặn, có trật tự, từ đó cơng việc được giải quyết một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhẫt và có kết quả cao nhất. Xây dựng quy chế làm việc của các phịng, khoa với trình tự giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” chính là cụ thể hóa cơng tác tổ chức quản lý trong nhà trường, nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ đào tạo có chất lượng.