Chương trình giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 71 - 72)

Chương trình giảng dạy của một trường chính là sản phẩm cốt lõi mà người sử dụng dịch vụ bỏ tiền ra mua dưới dạng học phí. Vì bị tiền ra như vậy nên người sử dụng dịch vụ mà ở đây là sinh viên luôn mong muốn có được những kiến thức phù họfp với công việc sau này và giúp ích thiết thực cho cuộc sống. Do vậy, chương trình giảng dạy hoàn thiện, thiết thực, chất lượng là một trong những yếu tố cơ bàn làm nên thương hiệu giáo dục cho một trường đại học.

Chương trình giảng dạy ở các trường đại học mới thực sự là yểu tố cần đề cập do sự khác biệt thấy rõ giữa các trường trong cùnc ncành học hoặc khác ngành học. Chương trình giảng dạy đại học chất lượng đứng dưới góc độ sinh viên - những người sử dụng dịch vụ trực tiếp, bao gồm các yếu tố:

- Chất lượng kiến thức nền

Chương trình giảng dạy có chất lượng trước hết phải đàm bao chảt lượng của những kiến thức cơ bản. Những kiến thức cơ bản không chỉ cân có độ chính xác cao mà còn cần được biên soạn phù hợp với nội dung giảng dạy của nhà trường, với trình tự sấp xếp hợp lý.

Chương 3. QUẢNG BẢ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC cơ sở GIẢO DỤC ĐẠI HỌC

- Tính cập nhật

Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, tính cập nhật trong chương trình giảng dạy đã trở thành yêu cầu cơ bản của chương trình giảng dạy trong các cấp giáo dục hiện nay, đặc biệt là cấp giáo dục cao như bậc đại học, sau đại học. Đặc biệt, trong những ngành học như Luật, Kinh tế, Công nghệ, kiến thức xã hội cập nhật nhiều lúc có vai trị ngang bằng, thậm chí vượt trội so với kiến thức nền. - Mức độ phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Nhiều quan điểm và nhìn nhận chất lượng giáo dục ĐH thể hiện qua trình độ và khả năng làm việc của đội ngũ nhân lực được đào tạo ra. Đã có nhiêu bài báo nói về việc các doanh nghiệp, công ty phải “đào tạo lại” đội ngũ cử nhân vừa tốt nghiệp ra trường. Cuộc khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học do Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai và Trần Văn Đồng (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) thực hiện trong bài viết “Xây dựng bài trắc nghiệm khám phá bản thân” tháng 12/2009, kết quả cho thấy 60% sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Do đó, chương trình giảng dạy có kiến thức nền vững chắc, tính cập nhật cao chưa đủ mà còn phải phù họp với thực tiễn mới có thể đạt được chất lượng cao trong đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)