Vai trò của quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 83 - 84)

d. Đặc điểm hoạt động của trường đại học

3.2.2. Vai trò của quảng bá thương hiệu

Ở các nước phát triển, thương hiệu đã trở thành tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Thương hiệu là chiên lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng một chiến lược thương hiệu cũng như xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu hợp lý, giúp doanh nghiệp chống lại các đối thủ cạnh tranh một cách dề dàng. Quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp nhằm xác lập hinh ảnh của doanh nghiệp một cách rộng rãi đến với khách hàng, đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác marketing để khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng sẽ đơn giản hơn khi doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình tốt. Khi đã có thương hiệu, tức là doanh nghiệp đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm, người tiêu dùng có thể tin tưởng tuyệt đổi trong việc lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp, vì họ cảm thấy yên tâm hơn, có thể tránh được những rủi ro khơng đáng có. Chẳng hạn như ở Việt Nam, khi mua đồ điện tử nhắc đến kiểu dáng chất lượng mọi người nghĩ đến sản phẩm của Sony. Điều này có nghĩa là việc quảng bá thương hiệu của công ty đã thực sự thành cơng, khi đó thương hiệu Sony đã làm khách hàng yên tâm tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm của họ.

Khi doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu tức là doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng thương hiệu đó, điều này làm khách hàng tiết kiệm được thời gian khi lựa chọn sản phẩm. Để mua sản phẩm, người tiêu dùng luôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất. Mặt khác, sản phẩm đòi hỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra. Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng cung cấp cho họ nhiều thơng tin như: hàng hóa, chất lượng dịch vụ, tính ổn định, phù hợp với sớ thích tâm lý người tiêu dùng, điều đó giúp người tiêu dùng không mất cơng tìm hiếu thơng tin về hàng hóa mà chỉ cần căn cứ vào thương hiệu được định vị trên thị trường.

Chương 3. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC cơ sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh, sức mạnh từ sự thực hiện tôt các chức năng và sức mạnh từ sự nhận biêt trong các hoạt động chính như quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và quan hệ công chúng... Neu thương hiệu không được quảng bá thì thương hiệu không thực hiện được các chức năng của nó, khi đó việc tạo ra thương hiệu sẽ khơng có giá trị và tác dụng gì.

Quảng bá thương hiệu còn giúp khẳng định, nâng cao giá trị thương hiệu. Thông qua các phương tiện truyền thơng, các hình thức quảng bá khác nhau, khách hàng biết đến thương hiệu của nhà sản xuất. Khi sản phẩm đã được các khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng, khách hàng cũng yên tâm tin tưởng để lựa chọn sản phẩm hơn.

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)