Đăc điểm của dich vu giáo due và đào tao •

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 74 - 76)

Dịch vụ là khái niệm chi toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phổi rất lớn đến quá trình phát triên kinh tể - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và tồn thế giới nói chung. Dịch vụ không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyền thống như: vận tải, du lịch, thương mại, ngân hàng bưu

CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN cơ sở GIÁO DỤC ĐẠi HỌC

điện, bảo hiểm, thông tin liên lạc mà dịch vụ còn lan toả đến các khu vực rất mới như: bào vệ mơi trường, văn hóa, hành chính, tư vân pháp luật, tình cảm...

Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đông, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như: vận chuyển, cung cấp nước, đón tiếp, sửa chữa, bảo dường các thiết bị máy móc hay cơng trình...

Dịch vụ là một hoạt động hay cung ứng nhằm để trao đổi, dịch vụ chủ yếu mang tính vơ hình và khơng dẫn đến việc chuyển quyền sở hừu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sàn phẩm vật chất.

Như vậy có thể định nghĩa dịch vụ một cách chung nhất: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa khơng tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Giáo dục cũng là một dịch vụ, người sử dụng dịch vụ (người học) phải trà chi phí, họ có quyền tìm trường tốt, thầy giỏi, chi phí hợp lý để học tập. Đào tạo là một loại hình dịch vụ, bởi vì sản phẩm đào tạo có đầy đủ các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung.

Thứ nhất, sản phẩm đào tạo có tính vơ hình. Khi chưa được đào tạo,

người học sẽ khơng nhìn thấy được kết quả đào tạo, điều đó chi có thể nhận biết khi giáo viên giảng bài. Thậm chí có thể đến khi đi làm việc thực tế mới có thể đánh giá chính xác kết quả đào tạo.

Thứ hai, sản phẩm đào tạo mang tính đồng thời. Quá trình dạv và học

luôn găn kêt chặt chẽ với nhau cả về thời gian và không gian; mặc dù ngày nay, người học có thể học qua băng hình, qua internet, nén có sự tách rời giữa giáo viên với người học. Tuy nhiên, khi người học mớ báng hình ra nghe giảng thì quá trình dạy và học lúc này lại gắn liền với nhau.

Thứ ba, sản phẩm đào tạo có tính khơng ổn định, khó xác định chất

Chương 3. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CẢC c o sở GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

chất lượng giảng dạy khác nhau. Chất lượng giảng dạy của người thầy khó đánh giá một cách chính xác, vì có khi thầy giảng rất tốt nhưng trị lại khơng tiếp thu được và ngược lại, cũng một thầy giảng mà có học sinh lại tiếp thu tốt, có học sinh lại cho ràng thầy giảng dở, tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh. Điểm số là một chỉ tiêu cơ bản đê đánh giá chất lượng đào tạo, nhưng việc xác định điểm số một cách chính xác cũng rất khó khăn.

Thứ tư, sản phẩm đào tạo không lưu giữ được. Giữa dạy và học luôn

gắn kết với nhau, đã có q trình học có nghĩa đồng thời xuất hiện quá trình dạy. Sẽ khơng xảy ra trường hợp thầy dạy lúc này mà trò nghe lúc khác và ngược lại, dù là nghe giảng qua mạng chăng nữa thì cũng đồng thời thầy giảng, trị nghe.

Một phần của tài liệu Một số chiến lược cơ bản để phát triển cơ sở giáo dục đại học: Phần 2 (Trang 74 - 76)