Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học

1.4.4. Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của

PTDH mơn tốn tuy khơng trực tiếp làm thay đổi q trình dạy học mơn tốn, song nó rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học mơn tốn. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và PPDH, PTDH là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới thành công.

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [7]. Đổi

mới PPDH: lấy HS làm trung tâm, tạo điều kiện để HS được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện. GV cần vận dụng linh hoạt và kết hợp hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau: dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề,… sao cho phù hợp với chương trình và đặc thù bộ mơn.

Vì vậy quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS. Để quản lý PPDH, hình thức dạy học mơn tốn, người hiệu trưởng cần phải thực hiện một số công việc sau đây:

Tổ chức và tạo điều kiện để GV được tập huấn về PPDH, hình thức dạy học tích cực.

Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề, chủ đề, dự giờ, rút kinh nghiệm có thể trong tổ hoặc liên trường để trao đổi kinh nghiệm.

Chỉ đạo GV thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh (gồm các hoạt động: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tịi và mở rộng; và 6 bước: tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả, nhận xét và đánh giá, gợi ý sản phẩm).

Chỉ đạo GV tăng cường áp dụng và sử dụng có hiệu quả các phương pháp hình thức dạy học tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ sở vật chất dạy học hiện đại.

Có biện pháp khuyến khích, khen thưởng kịp thời để GV chủ động tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Mơn tốn là mơn khoa học cơ bản, và có vai trị quan trọng trong sự phát triển tư duy, kỹ năng, tính sáng tạo của HS, do đó vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở trường THPT là: hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải toán, phát triển tư duy toán học. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi GV trước hết phải có trình độ chun mơn vững vàng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.

1.4.5. Quản lý thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Quản lý việc thực hiện hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học của thầy - trị, có vai trị tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý được quy định trong chương trình. Vì vậy, Hiệu trưởng cần:

Chỉ đạo Ban chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kì: đầu kì, giữa kì, cuối kì, cuối năm ngay từ đầu năm học cụ thể để GV có cơ sở thực hiện.

Chỉ đạo kiểm tra kế hoạch giảng dạy cụ thể chi tiết, xem đã thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đề ra: thường xuyên, đột xuất. Kiểm tra hồ sơ qua đó đánh giá tính tích cực, chủ động.

Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS qua các hoạt động học tập trên lớp, qua các báo cáo kết quả thực hành, dự án học tập,…

Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thực hiện nghiêm túc ra đề kiểm tra 1 tiết, cuối kì đúng ma trận, đúng năng lực học sinh dưới hình thức trắc nghiệm khách quan đảm bảo 4 mức độ nhận thức, có thể kết hợp tự luận.

Chỉ đạo tổ chuyên môn yêu cầu GV chấm, trả bài, cập nhật điểm đúng tiến độ, chấm trả bài có phần nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai, động viên HS.

Trong quá trình kiểm tra - đánh giá người hiệu trưởngphân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên, các thành viên phải lập được kế hoạch kiểm tra - đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả việc quản lý hoạt động kiếm tra, đánh giá.

1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động dạy học mơn tốn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng

Người hiệu trưởng là người chỉ đạo trong mọi hoạt động của trường THPT nói chung và hoạt động dạy mơn tốn theo phát triến NLHS nói riêng. Vì vậy, hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức; tư tưởng vững vàng, nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu cấp học. Hiệu trưởng nếu có kinh nghiệm quản lý giáo dục qua thực tiễn cơng tác, có năng lực quản lý tốt, có khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp, quy tụ mọi người vào hoạt động chung và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của trường đạt hiệu quả cao.

Hội tụ các tố chất đó, hiệu trường trường THPT sẽ có sáng tạo trong phương hướng chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS.

1.5.1.2. Phẩm chất và năng lực của GV mơn Tốn

Trình độ chun mơn, năng lực sư phạm của đội ngũ GV mơn tốn rất quan trọng quyết định kết quả hoạt động mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã xác định: “Giáo viên chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người đi đầu quyết định chất lượng giáo dục” [7]. Đề có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học mơn tốn theo

hướng phát triển NLHS địi hỏi Gv mơn tốn phải đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề.

GV mơn tốn phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ giúp họ nắm bắt các PPDH tích cực, biết ứng đụng công nghệ thông tin trong dạy học,… để tổ chức hoạt động học cho HS đạt hiệu quả cao, sáng tạo, có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học. Ngược lại, nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tình u với học sinh, niềm đam mê với nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao cùng phong cách giảng dạy khoa học, năng động, nhiệt huyết sẽ là điều kiện tốt để giáo viên dành nhiều thời gian, tâm sức và say sưa với chun mơn.

1.5.1.3. Ý thức học tập, tính tích cực tự giác của học sinh

Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của người dạy. Quan trọng hơn, trong dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT, học sinh là trung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động mà là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thông tin. Do đó, chất lượng giảng dạy phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức mà học sinh tiếp nhận được. Mặt khác, sự tham gia các hoạt động của học sinh THPT trong quá trình tiếp nhận tri thức có ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

Hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT yêu cầu sự chủ động và tích cực cao từ phía HS, HS phải tự giác tham gia các hoạt động trên lớp. Quá trình này sẽ giúp HS làm chủ được kiến thức, hình thành nên các năng lực sau này. Vì vậy các đặc điểm, năng lực và khả năng tiếp thu, thái độ học tập của HS có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến hiệu quả của QL hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở các trường THPT.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.1.4. Cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy mơn tốn

Điều kiện cơ sở vất chất, tài liệu học tập, thời gian và mơi trường có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động dạy. Việc dạy học sẽ thuận lợi nếu GV có đầy đủ sách, tài liệu; thiết bị vật tư, được tạo điều kiện về thời gian... Ngược lại, nếu thiếu tài liệu học tập, thiết bị vật tư thực hành, thời gian hạn hẹp... thì việc dạy nghề sẽ khơng đạt kết quả cao. Do đó, trong quản lý hiệu trưởng phải chú ý xây dựng những điều kiện đảm bảo cần thiết để hoạt động dạy học mơn tốn.

1.5.2.2. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10

Chất lượng tuyển sinh đầu vào học sinh được tuyển vào lớp 10 - THPT có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học, Nếu tuyển vào lớp 10 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng học sinh được tuyển đầu vào chưa đồng đều sẽ ảnh hưởng tới hiệu qủa dạy và học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT như các khái niệm, nội dung quản lý dạy học. Trong đó, các thành tố của dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá HĐDH để đảm bảo đạt được mục tiêu của mơn tốn về phát triển NLHS. Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở trường THPt gồm 4 nội dung cơ bản là: Quản lý mục tiêu dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý chương trình, nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý PPDH, hình thức dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS. Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.

Các kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở quan trọng cho tác giả nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm chưa được, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG THPT

THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát về giáo dục các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chí Linh là một thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Hải Dương, thuộc vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Thành phố Chí Linh có 3 trung tâm lớn là khu vực phường Phả Lại, khu vực trung tâm thuộc phường Sao Đỏ và phường Bến Tắm. Chí Linh là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, từng bước tiếp cận cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và giáo dục là một vấn đề quan trọng được Thành phố quan tâm và tạo mọi điều kiện để đạt được kết quả tốt nhất.

Dù điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn nhưng thành phố Chí Linh đã có nhiều nỗ lực thực hiện sự chuyển dịch giáo dục từ lượng sang chất và có những cải tiến đáng kể trong công tác đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên THPT. Ngành đã tiến hành rà soát, thống kê số lượng, đánh giá chất lượng đội ngũ và cán bộ QLGD để bố trí và sử dụng phù hợp với trình độ, năng lực.Tập trung đầu tư có trọng điểm vào công tác đào tạo bồi dưỡng, tổ chức khai giảng nhiều lượt học nâng chuẩn trình độ cho GV THPT mơn tốn, động viên GV mơn tốn tham gia các lớp Cao học, chú trọng phổ cập các kĩ năng cần thiết cho giảng dạy, soạn giảng của GV: tin học (chứng chỉ A), ngoại ngữ (chứng chỉ A), ứng dụng công nghệ thông tin, liên kết với các trường ĐHSP để tổ chức các lớp đào tạo chuyển đổi bằng 2 cho những GV THPT mơn tốn đã có trình độ Đại học khác ngành.

Tại thành phố Chí Linh có 4 trường THPT, bao gồm: THPT Chí Linh, THPT Trần Phú, THPT Phả Lại, THPT Bến Tắm. Trong đó theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hải Dương, tính đến tháng 01/2020 tồn thành phố có 17 CBQL, 40 GV mơn Tốn, 4266 HS. Trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Chí Linh ngày càng được nâng cao, các hoạt động giáo dục được quan tâm thực hiện, các kết quả về học tập, thành tích học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia kết quả ngày một đi lên, có rất nhiều HS thủ khoa và đỗ vào các trường tốp đầu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện về cả phẩm chất và năng lực.

So với các trường THPT trên địa bàn tỉnh, các trường THPT trên địa bàn Thành phố Chí Linh ln đi đầu trong các hoạt động giáo dục, kết quả học tập. Qui mô, cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng giáo dục của các trường THPT được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp thực trạng qui mô, cơ sở vật chất, đội ngũ GV Tốn các trường THPT Thành phố Chí Linh,

tỉnh Hải Dương năm học 2019 - 2020

STT Nội dung THPT Phả Lại THPT Chí Linh THPT Bến Tắm THPT Trần Phú 1 Qui mô: Số lớp 21 36 24 24 Số học sinh 863 1467 974 962 2 Cơ sở vật chất Số phòng học kiên cố 21 36 24 24 Phịng học bộ mơn Tốn 1 1 1 1 Số phịng học có máy chiếu 15 18 6 5 Số phịng học có bảng tương tác 2 4 2 2 3 Đội ngũ Hiệu trưởng 1 1 1 1 Phó Hiệu trưởng 2 3 2 2 Tổ trưởng tổ Toán 1 1 1 1 Số GV mơn Tốn 8 13 10 9

Nguồn: Văn thư của các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi GV mơn tốn các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tính đến 12/2019 Trường THPT Tổng số GV mơn tốn Độ tuổi Dưới 30 Từ 30-40 Từ 41-50 Trên 50 Trường THPT Phả Lại 8 0 0% 5 62.5% 3 37.5% 0 0% Trường THPT Chí Linh 13 0 0% 6 46.2% 6 46.2% 1 7.6% Trường THPT Bến Tắm 10 1 10% 5 50% 3 30% 1 10% Trường THPT Trần Phú 9 4 44.4% 4 44.4% 1 11.2% 0 0%

Bảng 2.3: Kết quả học lực mơn Tốn học kì I năm học 2019-2020 của các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)