Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động dạy học mơn tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động dạy học mơn tốn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng

Người hiệu trưởng là người chỉ đạo trong mọi hoạt động của trường THPT nói chung và hoạt động dạy mơn tốn theo phát triến NLHS nói riêng. Vì vậy, hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức; tư tưởng vững vàng, nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu cấp học. Hiệu trưởng nếu có kinh nghiệm quản lý giáo dục qua thực tiễn cơng tác, có năng lực quản lý tốt, có khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp, quy tụ mọi người vào hoạt động chung và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của trường đạt hiệu quả cao.

Hội tụ các tố chất đó, hiệu trường trường THPT sẽ có sáng tạo trong phương hướng chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS.

1.5.1.2. Phẩm chất và năng lực của GV mơn Tốn

Trình độ chun mơn, năng lực sư phạm của đội ngũ GV mơn tốn rất quan trọng quyết định kết quả hoạt động mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã xác định: “Giáo viên chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người đi đầu quyết định chất lượng giáo dục” [7]. Đề có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học mơn tốn theo

hướng phát triển NLHS địi hỏi Gv mơn tốn phải đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề.

GV mơn tốn phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ giúp họ nắm bắt các PPDH tích cực, biết ứng đụng cơng nghệ thông tin trong dạy học,… để tổ chức hoạt động học cho HS đạt hiệu quả cao, sáng tạo, có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học. Ngược lại, nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tình u với học sinh, niềm đam mê với nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao cùng phong cách giảng dạy khoa học, năng động, nhiệt huyết sẽ là điều kiện tốt để giáo viên dành nhiều thời gian, tâm sức và say sưa với chuyên môn.

1.5.1.3. Ý thức học tập, tính tích cực tự giác của học sinh

Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của người dạy. Quan trọng hơn, trong dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT, học sinh là trung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động mà là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thơng tin. Do đó, chất lượng giảng dạy phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức mà học sinh tiếp nhận được. Mặt khác, sự tham gia các hoạt động của học sinh THPT trong quá trình tiếp nhận tri thức có ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

Hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT yêu cầu sự chủ động và tích cực cao từ phía HS, HS phải tự giác tham gia các hoạt động trên lớp. Quá trình này sẽ giúp HS làm chủ được kiến thức, hình thành nên các năng lực sau này. Vì vậy các đặc điểm, năng lực và khả năng tiếp thu, thái độ học tập của HS có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến hiệu quả của QL hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở các trường THPT.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.1.4. Cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy mơn tốn

Điều kiện cơ sở vất chất, tài liệu học tập, thời gian và mơi trường có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động dạy. Việc dạy học sẽ thuận lợi nếu GV có đầy đủ sách, tài liệu; thiết bị vật tư, được tạo điều kiện về thời gian... Ngược lại, nếu thiếu tài liệu học tập, thiết bị vật tư thực hành, thời gian hạn hẹp... thì việc dạy nghề sẽ khơng đạt kết quả cao. Do đó, trong quản lý hiệu trưởng phải chú ý xây dựng những điều kiện đảm bảo cần thiết để hoạt động dạy học mơn tốn.

1.5.2.2. Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10

Chất lượng tuyển sinh đầu vào học sinh được tuyển vào lớp 10 - THPT có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng dạy học, Nếu tuyển vào lớp 10 năng lực còn yếu, mặt bằng chất lượng học sinh được tuyển đầu vào chưa đồng đều sẽ ảnh hưởng tới hiệu qủa dạy và học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT như các khái niệm, nội dung quản lý dạy học. Trong đó, các thành tố của dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá HĐDH để đảm bảo đạt được mục tiêu của mơn tốn về phát triển NLHS. Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở trường THPt gồm 4 nội dung cơ bản là: Quản lý mục tiêu dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý chương trình, nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý PPDH, hình thức dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS; quản lý thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS. Quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.

Các kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở quan trọng cho tác giả nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm chưa được, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG THPT

THÀNH PHỐ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)