Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới dạy học mơn tốn theo hướng nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới dạy học mơn tốn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm đổi mới các tiết dạy học mơn tốn theo hướng nghiên cứu bài học giúp việc dạy học hiệu quả, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chun mơn có sự tương tác, trao đổi chuyên môn. Thông qua các tiết dạy học mơn tốn theo hướng nghiên cứu bài học, giúp giáo viên nâng cao khả năng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn tốn tích cực.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo đổi mới việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học: GV mơn tốn thực hiện soạn giảng chi tiết các tiết dạy học, qua đó tổ nhóm chuyên môn định

hướng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các tiết học để có thể phát triển năng lực học sinh hiệu quả và đạt kết quả tốt các giờ học.

Đổi mới cách thức dự giờ của GV: Trước đây chủ yếu tập trung quan sát đánh giá GV thì chuyển sang quan sát hoạt động học tập của HS là chủ yếu. Quan sát tất cả các đối tượng HS, cách làm việc nhóm của HS, những khó khăn mà HS gặp phải, mức độ tích cực của HS.

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cho tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn triển khai thưcj hiện tới từng GV trong tổ toán phối hợp thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo các GV toán thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các GV mơn tốn theo nhóm phân cơng GV soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các GV trong tổ để chỉnh sửa lại. Khi soạn kế hoạch bài giảng, GV cần xác định mục tiêu, kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt khi tiến hành nghiên cứu, đảm bảo phù hợp với trình độ HS và năng lực chuyên môn của GV. Sau khi hoàn thành soạn bài nghiên cứu, GV sẽ dạy minh họa bài học ở một lớp cụ thể, các GV còn lại sẽ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. Quan sát tất cả các đối tượng HS. Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. Bước tiếp theo là suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Sinh hoạt chun mơn tổ, nhóm qua đây nhấn mạnh những điểm nổi bật, những điều giờ dạy đã làm được; chỉ ra những khó khăn cụ thể của HS, nêu giải pháp để giúp đỡ HS. Không thực hiện xếp loại giờ dạy.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần có nhận thức sâu sắc về hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Hiệu trưởng, tổ trưởng quan tâm đến hoạt động dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.4.Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp hướng tới tất cả giáo viên sử dụng phương pháp, các

dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thơng mới.

- GV có ý thức tìm tịi những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS, từ đó HS phát triển năng lực tư duy,

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng tham mưu cho Sở giáo dục mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia về hội thảo để bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho tổ trưởng, GV mơn Tốn.

Tổ chức cho tổ trưởng, GV mơn tốn được học tập, nghiên cứu những văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tập huấn về chuyên môn, thực hiện các lớp bồi dưỡng cho GV mơn tốn để qua đó GV mơn tốn nắm chắc hơn về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá mơn tốn theo hướng phát triển NLHS.

Chỉ đạo tổ nhóm chun mơn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ nhóm. Qua các buổi sinh hoạt chuyên mơn này, các GV mơn tóa trao đổi cụ thể với nhau về các vấn đề: phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho HS, rút kinh nghiệm về các giờ dạy,...

Tăng cường dự giờ thường xuyên hoặc đột xuất GV, có thể tổ chức khảo sát đánh giá năng lực GV mơn Tốn thơng qua các bài kiểm tra, thông qua kết quả học tập chung của HS hoặc thông qua lấy ý kiến của HS nhằm tạo động lực thúc đẩy việc tự học, tự bồi dưỡng của GV.

Đối với GV đi học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, Hiệu trưởng tạo điều kiện tối đa về thời gian, kinh phí, tài liệu cho GV. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại để GV mơn tốn có thể sử dụng hiệu quả, linh hoạt giúp cho HS có hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức được nhanh và sinh động.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng là người gương mẫu, đi đầu trong qua trình tự học, tự bỗi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ quản lý, năng lực chuyên môn của bản thân.

Nhà trường ln có sự hỗ trợ về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác học tập chuyên môn, hội thảo chuyên mơn, đồng thời có sự khen thưởng kịp thời động viên, khích lệ mọi người nỗ lực, phấn đấu học tập.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)