Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia.

Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương cần dựa trên chuẩn trình độ kĩ năng cần có được quy định trong phân phối chương trình hiện hành của môn Toán và mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin), môi trường của ở các trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Chí Linh một cách thuận lợi trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng, nội dung quản lý của người Hiệu trưởng. Để đạt được điều này, khi

xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong trình tự các bước tiến hành. Các biện pháp phải được thực hiện có hiệu quả không những tại ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương mà còn có thể thực hiện được tại các trường khác có những hệ điều kiện tương tự.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo sát một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.2.Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên môn Toán về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm CBQL, GV môn Toán nhận thức được sự cần thiết của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT sẽ có động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tự học và sự tâm huyết đối với việc dạy môn toán trong nhà trường THPT. Từ đó, đạt hiệu quả hơn trong việc dạy học môn Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đội ngũ GV môn toán là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhận thức của CBQL có tác động rất lớn đến nhận thức của đội ngũ ấy. Ngọn lửa chuyên môn phải do chính người đứng đầu trường học, các nhà QLGD khơi gợi lên. Phần lớn GV môn toán sẽ không thờ ơ đứng ngoài cuộc khi chính hiệu trưởng của họ có trình độ toán nhất định, am hiểu về chuyên môn và quan tâm thực sự đến việc dạy và học toán cũng như chất lượng GD chung của nhà trường. Thông qua đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh, học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập môn toán ở trường THPT.

Thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ chuyên môn,... để chỉ đạo, triển khai, kiểm tra các hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS.

Hiệu trưởng nhà trường quán triệt cho GV toán về mục tiêu DH môn toán ở THPT; Quán triệt cho GV Chất lượng của DH môn toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD của toàn ngành GD nói chung và nhà trường nói riêng. CBQL nhà trường tuyên truyền rõ thông điệp về tư cách, lương tâm của “người đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS. GV phải được tạo điều kiện, được định hướng để xây dựng cho mình một quan điểm lao động sư phạm nghiêm túc trong quá trình dạy học môn toán. Từng GV trước tiên là tấm gương cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm đối với đạo đức và chuyên môn cá nhân, không ngừng học tập và tự bồi dưỡng mình về quan điểm giáo dục bộ môn. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và học sinh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán với sự phát triển của nghề nghiệp sau này trong các buổi sinh hoạt lớp, trong các cuộc họp cha mẹ học sinh và trong nhiều hoạt động tập thể khác.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, quy định và thực hiện nghiêm chỉnh thời gian học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; dựa vào đặc điểm của trường để xác định nội dung, thời điểm, địa điểm bồi dưỡng giáo viên.

Hiệu trưởng cần nghiên cứu thật kĩ để có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề mới so với chương trình hiện hành; ưu điểm thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ; từ đó tuyên truyền giải thích cho giáo viên, nhân viên hiểu các yêu cầu của hoạt động phát triển chương trình môn toán.

Tổ chức cho giáo viên, nhân viên nghiên cứu kỹ văn bản chương trình, nắm chắc các thành tố của chương trình; từ đó, trở thành các mục tiêu giáo viên cần hướng tới, động viên họ hứng thú thực hiện.

Tổ chức các hội thảo để giáo viên nêu những vấn đề khúc mắc trong quá trình nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá của hoạt động phát triển chương trình môn toán; tổ chức chia sẻ kinh nghiệm trước hết từ chính đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng chỉ bổ sung khi thấy cần thiết.

Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn cập nhật các văn bản nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn mới; triển khai quán triệt trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng

tháng. Đặt ra yêu cầu giáo viên thể hiện nhận thức của mình thông qua các loại hồ sơ, kế hoạch chăm sóc giáo dục của mình.

Thống nhất hành động từ Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn; nâng cao nhận thức thường xuyên trong các cuộc giao ban chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ chuyên môn; đặc biệt chú trọng thống nhất quản lý vấn đề đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn toán.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Bản thân người hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn toán, luôn nêu cao tinh thần tự học hỏi, thường xuyên nghiên cứu, học tập, khai thác tài liệu có liên quan đến hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển NLHS.

Mỗi GV dạy môn toán thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với công việc trong việc tiếp thu và tự hoàn thiện nhận thức của mình.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo tổ toán thực hiện chương trình và xây dựng nội dung dạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)