7. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học
1.4.2. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học
ở trường THPT
Quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT bắt đầu từ khâu quản lý lập kế hoạch dạy học mơn Tốn của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu dạy học mơn Tốn trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà họ được giao phụ trách dạy. Điều này phải dựa trên trình độ năng lực dạy học của GV và kết quả khảo sát chất lượng mơn Tốn ở các lớp học mà họ được giao từ đầu năm.
Để có thể thực hiện tốt việc quản lý mục tiêu dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS, người hiệu trưởng cần:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và từng cá nhân GV mơn Tốn thể hiện việc xác định đổi mới dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS trong kế hoạch năm học, kế hoạch cá nhân.
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn quán triệt giáo viên đổi mới mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS.
- Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra GV từ kế hoạch giảng dạy, phải xác định được năng lực cần đạt, các hoạt động để đạt được mục tiêu đó.
- Chỉ đạo tổ bộ môn thường xuyên sinh hoạt chuyên môn,trao đổi nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS.
Trong quá trình quản lý mục tiêu dạy học mơn Tốn, CBQL cần huy động các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường, phân cơng, theo dõi nắm tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình hàng tuần, hàng tháng thơng qua kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ, thời khóa biểu…Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thơng tin thu được, để có thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn sau những lần tổng hợp theo dõi định kỳ tuần, tháng. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, giúp GV thực hiện đúng và đủ chương trình, kế hoạch dạy học mơn Tốn theo quy định.
1.4.3. Quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Chương trình, nội dung dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy và học và là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng đào tạo.
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường phổ thơng. Chương trình dạy học là văn bản pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó nêu rõ:
- Vị trí, mơn học trong kế hoạch dạy học.
- Mục đích, u cầu của mơn tốn (kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực). - Nội dung môn học (các phần, chương, bài học)
- Tổng số tiết mơn tốn cụ thể theo từng lớp 10, 11, 12.
Chương trình dạy học là cơng cụ để các cấp quản lý giáo dục lãnh đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường.
Chương trình mơn tốn bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục, bao gồm hai nhánh liên kết chặt chẽ với nhau, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và một nhánh nhỏ mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của HS. Chương trình mơn tốn THPT tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Nội dung mơn tốn THPT bao gồm 3 mạch kiến thức: Số và Đại số, Hình học và đo lường, Thống kê và xác suất. Trong đó Số và Đại số chiếm phần lớn nội dung và đây là nội dung cơ bản hình thành các kiến thức của mơn tốn là nền tảng cho việc học các mơn học khác. Hình học và đo lường là các kiến thức liên quan đến tư duy sáng tạo, hình thành thế giới trực quan sinh động. Một lượng nhỏ các kiến thức ứng dụng thực tế về Thống kê và xác suất, giúp học sinh giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan đến cuộc sống, giúp các em thấy toán học thật gần gũi. Và mơn tốn ở THPT có hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu và các nội dung học tập giúp HS nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn.
Do đó cần yêu cầu GV phải nắm rõ nội dung, chương trình dạy học mơn tốn để từ đó căn cứ vào đặc điểm, khả năng học tập mơn tốn của từng học sinh, từng lớp mà có phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để đạt được nội dung theo yêu cầu.
Yêu cầu đối với Hiệu trưởng là phải nắm vững chương trình, tổ chức cho GV tuân thủ một cách nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục đào tạo). Trong cơng tác quản lý chương trình nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực HS, người hiệu trưởng cần đảm bảo :
Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức mơn tốn của từng lớp.
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV thảo luận, xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển NLHS cho mơn tốn bám sát các văn bản chỉ đạo về chuẩn kiến thức, kỹ năng, tinh giản nội dung, chương trình; đổi mới chương trình, nội dung.
Ban chuyên môn phê duyệt kế hoạch giáo dục của tổ chuyên mơn từ đó làm căn cứ tổ chức thực hiện, kiểm tra.
Chỉ đạo tổ chuyên mơn thực hiện vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngồi lớp, thực hành, tham quan… một cách hợp lý.
Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và nề nếp dạy học, dạy đủ theo quy định của phân phối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học dưới bất kỳ hình thức nào.
Thường xuyên định kì giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực HS của GV thơng qua các hình thức như: dự giờ, kiểm tra giáo án, kiểm tra sổ đầu bài,…Điều chỉnh kịp thời những hạn chế khi thực hiện chương trình, nội dung dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Để việc QL thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, Hiệu trưởng phải chủ ý sử dụng thời khóa biểu như là cơng cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm sốt tiến độ thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.
1.4.4. Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT viên theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
PTDH mơn tốn tuy khơng trực tiếp làm thay đổi q trình dạy học mơn tốn, song nó rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học mơn tốn. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và PPDH, PTDH là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới thành công.
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [7]. Đổi
mới PPDH: lấy HS làm trung tâm, tạo điều kiện để HS được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện. GV cần vận dụng linh hoạt và kết hợp hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau: dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề,… sao cho phù hợp với chương trình và đặc thù bộ mơn.
Vì vậy quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS. Để quản lý PPDH, hình thức dạy học mơn tốn, người hiệu trưởng cần phải thực hiện một số công việc sau đây:
Tổ chức và tạo điều kiện để GV được tập huấn về PPDH, hình thức dạy học tích cực.
Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề, chủ đề, dự giờ, rút kinh nghiệm có thể trong tổ hoặc liên trường để trao đổi kinh nghiệm.
Chỉ đạo GV thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh (gồm các hoạt động: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tịi và mở rộng; và 6 bước: tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả, nhận xét và đánh giá, gợi ý sản phẩm).
Chỉ đạo GV tăng cường áp dụng và sử dụng có hiệu quả các phương pháp hình thức dạy học tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ sở vật chất dạy học hiện đại.
Có biện pháp khuyến khích, khen thưởng kịp thời để GV chủ động tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.
Mơn tốn là mơn khoa học cơ bản, và có vai trị quan trọng trong sự phát triển tư duy, kỹ năng, tính sáng tạo của HS, do đó vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học mơn tốn ở trường THPT là: hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải toán, phát triển tư duy toán học. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi GV trước hết phải có trình độ chun môn vững vàng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.
1.4.5. Quản lý thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Quản lý việc thực hiện hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học của thầy - trị, có vai trị tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý được quy định trong chương trình. Vì vậy, Hiệu trưởng cần:
Chỉ đạo Ban chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kì: đầu kì, giữa kì, cuối kì, cuối năm ngay từ đầu năm học cụ thể để GV có cơ sở thực hiện.
Chỉ đạo kiểm tra kế hoạch giảng dạy cụ thể chi tiết, xem đã thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đề ra: thường xuyên, đột xuất. Kiểm tra hồ sơ qua đó đánh giá tính tích cực, chủ động.
Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS qua các hoạt động học tập trên lớp, qua các báo cáo kết quả thực hành, dự án học tập,…
Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thực hiện nghiêm túc ra đề kiểm tra 1 tiết, cuối kì đúng ma trận, đúng năng lực học sinh dưới hình thức trắc nghiệm khách quan đảm bảo 4 mức độ nhận thức, có thể kết hợp tự luận.
Chỉ đạo tổ chuyên môn yêu cầu GV chấm, trả bài, cập nhật điểm đúng tiến độ, chấm trả bài có phần nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai, động viên HS.
Trong quá trình kiểm tra - đánh giá người hiệu trưởngphân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên, các thành viên phải lập được kế hoạch kiểm tra - đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả việc quản lý hoạt động kiếm tra, đánh giá.
1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động dạy học mơn tốn
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng
Người hiệu trưởng là người chỉ đạo trong mọi hoạt động của trường THPT nói chung và hoạt động dạy mơn tốn theo phát triến NLHS nói riêng. Vì vậy, hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức; tư tưởng vững vàng, nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sẽ chỉ đạo đúng hướng mục tiêu cấp học. Hiệu trưởng nếu có kinh nghiệm quản lý giáo dục qua thực tiễn cơng tác, có năng lực quản lý tốt, có khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp, quy tụ mọi người vào hoạt động chung và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của trường đạt hiệu quả cao.
Hội tụ các tố chất đó, hiệu trường trường THPT sẽ có sáng tạo trong phương hướng chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS.
1.5.1.2. Phẩm chất và năng lực của GV mơn Tốn
Trình độ chun mơn, năng lực sư phạm của đội ngũ GV mơn tốn rất quan trọng quyết định kết quả hoạt động mơn tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã xác định: “Giáo viên chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người đi đầu quyết định chất lượng giáo dục” [7]. Đề có thể thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học mơn tốn theo
hướng phát triển NLHS địi hỏi Gv mơn tốn phải đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề.
GV mơn tốn phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ giúp họ nắm bắt các PPDH tích cực, biết ứng đụng công nghệ thông tin trong dạy học,… để tổ chức hoạt động học cho HS đạt hiệu quả cao, sáng tạo, có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học. Ngược lại, nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tình u với học sinh, niềm đam mê với nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao cùng phong cách giảng dạy khoa học, năng động, nhiệt huyết sẽ là điều kiện tốt để giáo viên dành nhiều thời gian, tâm sức và say sưa với chun mơn.
1.5.1.3. Ý thức học tập, tính tích cực tự giác của học sinh
Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, do đó, người học có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của người dạy. Quan trọng hơn, trong dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT, học sinh là trung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động mà là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thơng tin. Do đó, chất lượng giảng dạy phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức mà học sinh tiếp nhận được. Mặt khác, sự tham gia các hoạt động của học sinh THPT trong quá trình tiếp nhận tri thức có ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
Hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT yêu cầu sự chủ động và tích cực cao từ phía HS, HS phải tự giác tham gia các hoạt động trên lớp. Quá trình này sẽ giúp HS làm chủ được kiến thức, hình thành nên các năng lực sau này. Vì vậy các đặc điểm, năng lực và khả năng tiếp thu, thái độ học tập của HS có ảnh hưởng vơ cùng lớn đến hiệu quả của QL hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở các trường THPT.
1.5.2. Yếu tố khách quan