Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 77 - 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp giúp CBQL kiểm tra đánh giá không chỉ kết quả học tập của học sinh mà còn là cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh đúng năng lực của kiểm tra đánh giá. Công việc kiểm tra đánh giá phải được quản lý, phải được cải tiến thì mới thực sự trở thành cơng cụ thúc đẩy q trình dạy học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học, kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh cuối kì học, cuối năm học, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học, tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,...sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

- Cải tiến đồng bộ các khâu chính của kiểm tra đánh giá bao gồm: xây dựng công cụ đánh giá thích hợp, xây dựng ngân hàng đề dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng (theo phát triển năng lực) của chương trình mơn tốn THPT; tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, phân loại, phân tích kết quả :

+ Nhà trường chủ động chỉ đạo GV dựa theo kế hoạch dạy học, tiến độ kiểm tra bộ mơn, hình thức kiểm tra của bộ mơn xây dựng ngân hàng đề của nhà trường.

+ Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá: Trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kĩ năng thực hành, đánh giá qua dự án ... Đặc biệt với kiểm tra miệng của học sinh, chú trọng áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, đây là hình thức kiểm tra hiệu quả nhất đối với mơn tốn, loại kiểm tra này mất ít thời gian trên lớp nhất mà đạt được dung lượng kiến thức nhiều nhất và vừa sức với học sinh, đề kiểm tra có ma trận cụ thể cần chú trọng sự phân hoá học sinh ở các mức độ giỏi, khá, đạt và chưa đạt. Bên cạnh đó, cần đa dạng hố các bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh (tập các bài làm tốt nhất của học sinh; các kết quả thực tế học sinh thu tập, các bài sưu tầm theo

chủ đề; vở ghi bài, vở bài tập,...); đánh giá thơng qua thuyết trình; đánh giá thơng qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thơng qua kết quả hoạt động chung của nhóm,...

+ Quản lý chặt chẽ khâu coi thi, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm thực hiện quy chế thi, kiểm tra của GV và học sinh; khen thưởng cá nhân thực hiện tốt quy chế và xử lý các cá nhân vi phạm quy chế.

+ Để việc cho điểm công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, khơng phụ thuộc vào cảm tính, nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chung các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra này sẽ lấy từ ngân hàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt khoa học, các bài kiểm tra trước khi lấy điểm và trả học sinh phải được sự kiểm duyệt của tổ trưởng chun mơn và phó hiệu trưởng phụ trách. Đối với bài thi học kì có hệ số cao, liên kết các nhà trường ra đề chung, tổ chức kiểm tra chung theo khối, có dọc phách, tổ chức chấm chéo các nhà trường.

Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, tính khách quan để có kết quả trung thực, có khả năng phân loại tích cực.

+ Nghiên cứu phân tích khoa học kết quả thi, kiểm tra để xác định năng lực của người học, đánh giá mức độ thích ứng của các chủ đề dạy học và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về kế hoạch dạy học, phương pháp phù hợp với đối tượng và mục tiêu đề ra. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV mơn tốn, hoạt động học của học sinh, ra quyết định quan trong với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng…)

+ Thông báo kết quả học tập của học sinh cho các bên liên quan (học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên ,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần thống nhất quy trình và quán triệt quy trình kiểm tra đánh giá cho mọi đối tượng tham gia dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Cần quản lý quy trình chặt chẽ và thưởng phạt kịp thời, công minh.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý hoạt động dạy học mơn tốn theo hướng phát triển NLHS THPT

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt các hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với

lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

HS được trải nghiệm sáng tạo, được tiếp cận nhiều đồ dùng hcoj tập trực quan sinh động, các trang thiết bị dạy học hiện đại để có cơ hội khám phá và chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của GV. GV có điều kiện thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng tham mưu với Sở GD&ĐT để được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy học mơn Tốn theo quy định của Bộ giáo dục. Hiệu trưởng chủ động huy động các nguồn lực lắp đặt các máy chiếu, camera cho các phịng học, máy tính, mạng internet,... phục vụ cho việc chủ động học tập, nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin để quản lý q trình dạy-học của GV, HS.

Trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất đầy đủ cần thiết cho tổ chuyên môn cũng như là các phòng học lên lớp.

GV mơn tốn được tập huấn sử dụng tốt các đồ dùng dạy học của như các trang thiết bị hiện đại: máy chiếu, bảng tương tác...Tập huấn cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.

Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học mơn tốn: nư các bảng biểu, làm các mơ hình tốn học không gian, các sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức,... trong GV và HS giúp cho quá trình dạy học được đạt hiệu quả.

Tập huấn cho GV về các phần mềm dạy học trực tuyến để bổ trợ cho quá trình dạy học của GV với HS như Teams, zoom,...thực hiện khai thác trực tuyến các kho tài liệu khổng lồ phục vụ cho quá trình dạy và học(vioet, maths...), cách sử dụng các phần mềm quản lý quá trình dạy học của GV-HS(SMAS, EMIS,...)

chiếu, bảng tương tác nhằm tạo nên hứng thú học tập, kích thích sự say mê tìm tịi của HS.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải có cơ sở vật chất đảm bảo, có nguồn lực tài chính để đảm bảo cho việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

Bố trí nhân viên phụ trách công nghệ thông tin hỗ trợ GV. Tập huấn cho CBQL, GV mơn tốn, hướng dẫn HS cách sử dụng, bảo quản đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)